Sàn giao dịch tiền số do tỷ phú Peter Thiel hậu thuẫn gấp 3 lần giá trị sau 5 tháng

Nền tảng giao dịch tiền điện tử Bitpanda được định giá 4,1 tỷ USD trong vòng gọi vốn mới nhất.

264 views Link gốc

Bitpanda, một nền tảng giao dịch tiền điện tử của châu Âu, vừa huy động được 263 triệu USD trong một vòng gọi vốn mới, với định giá công ty ở mức 4,1 tỷ USD. Con số này gấp hơn ba lần mức định giá 1,2 tỷ USD mà Bitpanda đạt được trong đợt huy động vốn cách đây 5 tháng. Tính tới thời điểm hiện tại, sàn giao dịch tiền số này đã huy động được gần 500 triệu USD.

Khoản đầu tư được dẫn đầu bởi Valar Ventures, công ty đầu tư mạo hiểm do tỷ phú công nghệ Mỹ Peter Thiel đồng sáng lập. Đây là lần thứ ba Valar đầu tư vào Bitpanda kể từ vòng gọi vốn chính thức đầu tiên, được công bố vào tháng 9/2020.

Nhà quản lý quỹ đầu cơ tỷ phú người Anh Alan Howard và REDO Ventures cũng tham gia vòng này, cùng với các nhà đầu tư hiện tại là LeadBlock Partners và Jump Capital.

Sàn giao dịch tiền số do tỷ phú Peter Thiel hậu thuẫn gấp 3 lần giá trị sau 5 tháng - Ảnh 1.

Những nhà đồng sáng lập Bitpanda. Ảnh: Bitpanda

Được thành lập vào năm 2014, Bitpanda là một công ty môi giới có trụ sở tại Vienna cho phép mọi người mua bán tiền điện tử và kim loại quý. Công ty cũng đã bắt đầu thử nghiệm một dịch vụ trong năm nay cho phép người dùng giao dịch cổ phiếu 24/7.

Bitpanda là một trong nhiều công ty môi giới trực tuyến ở châu Âu thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư, một phần nhờ vào sự điên cuồng đối với các giao dịch “cổ phiếu meme”. Các nhà giao dịch bán lẻ đổ xô vào các cổ phiếu không được yêu thích như GameStop và AMC, được bắt nguồn từ một diễn đàn Reddit. Điều đó đã dẫn đến một khối lượng giao dịch lớn tại các nền tảng kỹ thuật số như Robinhood .

Một cách mà công ty hy vọng tạo ra sự khác biệt với các đối thủ là chia sẻ công nghệ của mình cho các ngân hàng và các công ty fintech. Công ty không công khai bất kỳ khách hàng nào nhưng cho biết một số công ty lớn đã triển khai hệ thống và sẽ có thể cung cấp giao dịch tiền điện tử và chứng khoán trong vài tháng tới.

Bitpanda kiếm tiền từ sự chênh lệch giữa giá mà ai đó sẵn sàng trả cho một tài sản và giá mà tài sản đó được bán. Công ty đã có lợi nhuận từ 5 năm trước.

Khả năng sinh lời là một điều hiếm có trong lĩnh vực fintech trong bối cảnh nhiều công ty chịu lỗ nặng mặc dù nhận được tài trợ. Revolut, được định giá gần nhất ở mức 33 tỷ USD, đã ghi nhận khoản lỗ 167,8 triệu bảng Anh (232,3 triệu USD) vào năm 2020, tăng 57% so với một năm trước đó.

Bitpanda không công khai số liệu tài chính nhưng cho biết doanh thu đang trên đà tăng gấp 7 lần vào năm 2021. Nền tảng hiện có hơn 3 triệu người dùng.

Công ty chỉ hoạt động ở châu Âu, với các văn phòng tại Vienna, Berlin, London, Paris, Barcelona, Milan và Krakow. Và số tiền vừa huy động được dự kiến sẽ được sử dụng để mở rộng ra các thị trường chính như Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Bồ Đào Nha.



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.