Rà soát quy định không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn

DNVN - Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến đề xuất cần rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp (DN) khi thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn.

282 views Link gốc

Kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn chưa đạt mục tiêu đề ra

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Tạp chí Tài chính phối hợp với Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH DN, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại DN”.

Tại Hội thảo, các cơ quan đại diện chủ sở hữu; đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã trình bày các tham luận, phát biểu đóng góp ý kiến và kiến nghị đến Chính phủ, các bộ, ban, ngành nhằm thúc đẩy quá trình CPH DN, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại DN trong thời gian tới.

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH DN, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại DN”. (Ảnh: Hà Anh).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một trong ba nhiệm vụ quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế.

Trong những năm qua, việc cơ cấu lại DNNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Lũy kế giai đoạn 2016 đến hết tháng 4/2022, đã có 185 DN CPH với tổng giá trị DN là 490.332 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 234.266 tỷ đồng; lũy kế tổng số thoái vốn đạt 29.300 tỷ đồng, thu về 183.766 tỷ đồng.

Đến nay, công tác CPH, thoái vốn đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản trị DN và hoạt động hiệu quả hơn so với trước, tạo nguồn thu cho ngân sách; cơ bản đạt được mục tiêu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN, nhà đầu tư và người lao động... Tuy nhiên, kết quả CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN không đạt được kế hoạch đề ra.

Chia sẻ cụ thể bất cập này, ông Phạm Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN cho biết, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, đã có 180 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 489.690 tỷ đồng; trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng.

“Trong 180 DN đã CPH chỉ có 39/128 DN CPH thuộc danh mục CPH theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt 30% kế hoạch’, ông Đức cho biết.

Theo ông Đức, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kế hoạch CPH, thoái vốn chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong số đó có nguyên nhân chủ quan từ tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của DN nhà nước chưa thống nhất dẫn tới lúng túng trong hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện.

Đa số các tập đoàn, tổng công ty chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện CPH mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ CPH...

Không nên dùng khái niệm giá thị trường

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, việc xác định giá trị DN có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, việc xác định giá trị của DN thời gian qua còn chưa chính xác, thường thấp hơn giá trị thực tế, gây thất thoát, lãng phí. Sau khi kiểm toán thì giá trị tăng lên nhiều lần, bình quân tăng 2,8 lần. Điều này cho thấy xác định giá trị DN chưa chính xác mà rủi ro lớn nhất là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất.

"Việc tính giá trị một lần không sát giá thị trường; ngoài ra, dù có sát thị trường thì sau 10 năm, 20 năm, giá trị lại khác. Đây là lỗ hổng gây thất thoát, chưa nói đến việc nộp tiền thuê đất một lần thì DN CPH có thể chuyển quyền sử dụng đất để làm nhà đô thị, hay công trình khác. Chuyển mục đích sử dụng đất dẫn đến xác định giá trị sử dụng đất không chính xác, dẫn tới thất thoát", Bộ trưởng nói.

CPH, thoái vốn DN còn nhiều "lỗ hổng".

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh “nói thẳng”: Từ trước đến nay có “cảm giác” chúng ta đang “không bán DN” mà chúng ta đang bán đất thì đúng hơn. Rất nhiều sai phạm hiện nay liên quan đến người bán đất “đội lốt” bán DN.

“Tôi kiến nghị, quan hệ đất đai sau CPH chỉ nên cho thuê đất một thời gian ngắn 1-3 năm, không có thời hạn tới 70 năm. Chúng ta đã cho thuê quá lâu và cho trả một lần. Nếu bên thuê sai phạm, ngừng cho thuê luôn. Tôi phản đối khái niệm giá thị trường. Tất cả sai lầm về đất đai hiện nay là do giá thị trường”, ông Ánh nói.

Rà soát quy định không tính giá trị đất vào giá trị DN

Nhằm thúc đẩy quá trình CPH, thoái vốn giai đoạn tới, Cục trưởng Cục Tài chính DN Đặng Quyết Tiến đề xuất cần sắp xếp lại khối DNNN, chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các DN yếu kém, thua lỗ; xử lý cơ bản dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN.

CPH DNNN và thoái vốn nhà nước tại DN bảo đảm thực chất, hiệu quả, khả thi, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, không làm mất thương hiệu, bản sắc DN; đánh giá, xác định đầy đủ các nguồn lực vốn, đất đai, thương hiệu.

“Cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền chủ động hơn cho DN gắn với giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát quyền lực, cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong cơ cấu lại DNNN, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN. Rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị DN khi thực hiện CPH, thoái vốn”, ông Tiến đề xuất.

Đặc biệt, theo Cục trưởng Cục Tài chính DN, cần tiếp tục hoàn thiện Luật Đất đai và các luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai.

DN sau CPH phải thực hiện đúng phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án CPH DN; bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các DN quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao theo hướng yêu cầu DNNN thực hiện hình thức thuê đất, trả tiền hàng năm, DN sau CPH cam kết sử dụng đất đúng mục đích sản xuất kinh doanh, thuê trả tiền hàng năm.

Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của UBND địa phương thì thực hiện trả lại đất cho địa phương để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; DN CPH có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

“Cần bổ sung những chế định đấu giá quyền sử dụng đất và quyền thuê đất vào Luật Đấu thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch và thông tin đầy đủ về đất như thông tin về diện tích, vị trí, giá thuê, phương thức trả tiền”, ông Tiến khuyến nghị.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.