Quy tụ nhân tài trong lĩnh vực blockchain Việt Nam

Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) thành lập theo quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt, trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên tại Việt Nam.

276 views Link gốc

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với xu hướng phát triển công nghệ như: Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối (blockchain),…đang tạo ra những tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng trong đời sống kinh tế - xã hội.

Việt Nam đang tích cực ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với trọng tâm là thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số.

Đặc biệt, nền kinh tế số Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển nhanh và ứng dụng rộng rãi công nghệ blockchain trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử, y tế, nông nghiệp, ..

Với khả năng chia sẻ thông tin minh bạch, bền vững và bảo mật cao, blockchain đang là một trong những xu hướng công nghệ đột phát, được sự quan tâm của chính phủ nhiều quốc gia, của các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp.

Với tiềm năng to lớn này, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) thành lập theo quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt, trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên tại Việt Nam.

Quy tụ nhân tài trong lĩnh vực blockchain Việt Nam
Quy tụ nhân tài trong lĩnh vực blockchain Việt Nam

Hiệp hội sẽ thực hiện những nhiệm vụ như: cùng với các thành viên mở rộng quan hệ với các tổ chức, cộng đồng blockchain trên thế giới; chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam; thu hút đầu tư cho hoạt động của ngành blockchain, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Mục tiêu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam là sẽ quy tụ được những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đam mê hoặc đang hoạt động liên quan đến công nghệ blockchain ở Việt nam để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ blockchain góp phần vào thực hiện chuyển đổi số quốc gia thành công, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội chia sẻ: "Hiệp hội rất mong nhận được sự tham gia và đóng góp xây dựng nhiệt tình của các cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ blockchain ở Việt Nam nhằm xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh hơn nữa cả về chất và lượng".

Được biết, trong số 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ blockchain đầu ngành, có 5 -7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập.

Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hoá trên 100 triệu USD. Những kỳ lân công nghệ Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường Blockchain toàn cầu.

Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cho hay: "Chúng tôi rất mong muốn Hiệp hội Blockchain Việt Nam có phối hợp, hỗ trợ Bộ KH&CN và các bộ ngành liên quan khác trong xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý trong nghiên cứu phát triển, thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ blockchain".

Về phía Bộ KH&CN, ông Tùng cho biết sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị có liên quan tích cực phối hợp với Hiệp hội trong các hoạt động của Hiệp hội; đồng thời rà soát hoàn thiện hành lang pháp lý của ngành KH&CN để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam.

Hiện Bộ KH&CN cũng đang triển khai Chương trình trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0", mã số KC-4.0/19-25, trong đó coi blockchain là một trong những công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 được Chương trình này ưu tiên.



Gỡ điểm nghẽn đầu tư nông nghiệp miền Tây

Phát triển cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng chậm trễ, quan liêu trong giải quyết thủ tục là hai trong số những điểm nghẽn lớn cần được giải quyết để thu hút vốn đầu tư trong và ...

Forbes gọi tên 3 startup Việt Nam tiềm năng nhất khu vực

Lần lượt các startup Việt Nam là Dat Bike, CoolMate và KiotViet ghi dấu ấn trong lĩnh vực xe điện, thương mại điện tử và công nghệ bán lẻ, lọt danh sách danh sách 100 công ty tiềm năng khu vực Châu Á ...

Đón dòng vốn đầu tư tạo tác động

Các nhà đầu tư tạo tác động vẫn còn khá nhiều nguồn vốn sẵn có để phân bổ cho các startup thực sự chất lượng mà họ đang tìm kiếm trên thị trường.

'Mùa đông' gọi vốn có thể kéo dài tới 18 tháng

"Tin không vui với các startup là trong bối cảnh lãi suất tăng, tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với đầu tư mạo hiểm. Thứ mà họ quan tâm nhất lúc này là khả ...

Hiệu lệnh xuất phát cho cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Dự báo trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một "nền kinh tế" trí tuệ nhân tạo.

Từ làm thuê đến làm chủ: Tư duy nào tạo nên bước chuyển vững chắc?

Từ quản lý thương hiệu cho hệ thống khách sạn 5 "sao" tới khởi nghiệp thành công trong ngành khai vấn, chị Vũ Phương Mai, người sáng lập kênh Empowered Muse Podcast, đã chia sẻ về tư duy cần có đối ...

Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD

Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

'Xin lỗi chúng tôi không dùng tiền mặt'

Các giải pháp như mã QR, thiết bị POS đang trở thành mũi nhọn của các fintech trong cuộc cách mạng thanh toán không tiền mặt, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam.