Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19

Là ngành góp phần bảo đảm an toàn cho cư dân, song quản lý vận hành nhà chung cư hiện không được coi là ngành nghề thiết yếu, được ưu tiên đi lại làm việc trong giãn cách xã hội.

376 views Link gốc

Sáng 9/7, TP. HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, nhiều chốt kiểm soát đã được đặt tại các tuyến đường lớn nhằm hạn chế người dân ra khỏi nhà trong trường hợp không cần thiết, hàng chục ban quản lý toà nhà, nhân viên của của Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu Global Home đã không thể đến được nơi làm việc.

Những người lao động này bị một số điểm kiểm soát không cho đi lại, hoạt động vì cho rằng, quản lý vận hành nhà chung cư không phải ngành nghề thiết yếu, thực sự cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh.

Hệ quả là một số lượng không nhỏ người lao động buộc phải ngậm ngùi trở về nhà. Trong khi đó, khối lượng công việc lớn trong công tác quản lý nhà chung cư vẫn đang bỏ ngỏ.

Trong bối cảnh bình thường, lượng công việc này đã nhiều, giữa đại dịch lại càng tăng lên gấp bội. Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu Global Home ước lượng, các nhân viên quản lý toà nhà của công ty đang phải làm số lượng công việc tăng hơn 50% trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Theo đó, các nhân viên này không chỉ giám sát, kiểm soát công tác thực hiện 5K của người dân sinh sống trong chung cư mà còn phối hợp với ban quản trị, chính quyền địa phương phun khử khuẩn khu vực công cộng, hành lang chung, giám sát hoạt động tụ tập đông người, kiểm soát việc đăng ký tạm trú của cư dân và việc cư dân đưa người lạ vào toà nhà.

Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19
Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu Global Home

Tại nhiều chung cư có cư dân nằm trong diện F1 phải đưa đi cách ly, ban quản lý phải phối hợp với chính quyền phun khử khuẩn toàn bộ hành lang, tuyến đường từ căn hộ của cư dân, thang máy đến điểm lên xe đi cách ly và kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng và người dân về các trường hợp này để họ yên tâm, tránh gây hoang mang, xáo trộn trong đời sống người dân.

Đó là chưa kể đến việc ban quản lý phải đảm nhận luôn công việc tiếp tế, hỗ trợ người dân giao nhận lương thực, thực phẩm đối với những người phải cách ly tại căn hộ. Với số lượng hàng nghìn cư dân trong một toà nhà, khối lượng công việc này là cực kỳ lớn.

Ngoài những công việc hàng ngày là vận hành hệ thống kỹ thuật nhà chung cư thì công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay đang ngốn một lượng lớn thời gian làm việc của ban quản lý. Số lượng công việc lớn, áp lực và vất vả hơn rất nhiều so với ngày thường.

Tuy nhiên, theo ông Thành, điều đáng buồn là nhiều trường hợp nhân sự bị cách ly tại địa phương hoặc vì giãn cách xã hội, hạn chế đi lại mà không thể đến được nơi làm việc đã gây sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng. 

Nhân sự phục vụ tại chung cư không đủ để đảm bảo công tác vừa quản lý vận hành vừa thực hiện nhiệm vụ 5K phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh và kiểm soát người cách ly tại căn hộ.

Trong khi đó, công ty quản lý cũng không thể ngay lập tức tuyển dụng lao động để bổ sung tại dự án bởi đây là công việc mang tính chuyên môn cao. Hơn nữa, chung cư là môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm dịch. Mỗi ngày, ban quản lý tiếp xúc với hàng nghìn người, do đó, tâm lý người lao động cũng không muốn làm việc trong môi trường này.

"Ngành quản lý vận hành chung cư đang gặp phải khó khăn trăm bề. Công ty vừa phải trả lương đủ cho người lao động khi bị cách ly tại địa phương và trả thêm tiền cho nhân sự làm việc tăng ca hỗ trợ thay cho những nhân sự không thể đi làm được. Trong khi đó, nguồn thu không tăng thêm, thậm chí còn giảm đi do dịch bệnh", ông Thành chia sẻ.

Quản lý vận hành chung cư cần được coi là ngành thiết yếu trong đại dịch

Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, công tác quản lý vận hành chung cư đang thể hiện vai trò quan trọng trong công tác chống dịch. Đây là một trong những ngành nghề cần thiết trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Song, đáng tiếc, nghề này lại không được các cơ quan chức năng xem là tuyến đầu, không được ưu tiên tiêm vắc xin, không được coi là ngành thiết yếu để đi lại làm việc nhằm bảo đảm an toàn cho chính cư dân trong các chung cư của thành phố.

Chung cư 'căng mình' chống dịch

"Đây quy định mang tính máy móc, thiếu sót lớn trong các văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng và cũng là thiệt thòi đối với công ty quản lý vận hành", ông Thành nhấn mạnh và cho rằng, việc các nhân viên ban quản lý chung cư đi làm bị chặn lại và yêu cầu phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương là chưa hợp lý. Bởi trong bối cảnh hiện tại, các địa phương hiện đang tăng cường công tác kiểm soát dịch, trong khi đó, đây lại là thủ tục mang tính chất hành chính, mất rất nhiều thời gian.

Theo Tổng giám đốc Global Home, trước mắt, các cơ quan quản lý nên tạo điều kiện cho người lao động chỉ cần có giấy xác nhận của công ty quản lý và ban quản trị tại chung cư mà họ đang làm việc là đã có thể đi lại làm việc.

Bên cạnh đó, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành quản lý vận hành toà nhà cần được các cấp chính quyền trung ương và địa phương quan tâm, xem xét là một trong những ngành nghề thiết yếu được ưu tiên tiêm ngừa vacxin và đi lại, hoạt động. 

Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm giúp ngành quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện tốt hơn chức năng của mình, đảm bảo an toàn cho cư dân và góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, ông Thành nhấn mạnh.



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.