Nhiều doanh nghiệp lỗ nặng, thị trường bất động sản "nín thở"

DNVN - Doanh nghiệp bất động sản, môi giới, khách hàng và nhà đầu tư bất động sản đang trong trạng thái "nín thở", dù không hoàn toàn "án binh bất động" nhưng luôn trong trạng thái nghe ngóng, chờ đợi từng động thái từ phía Chính phủ.

119 views Link gốc

Đồng loạt báo lỗ nặng

Thị trường bất động sản trong quý 1/2023 tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn và các yếu tố không thuận lợi xuất hiện từ năm 2022 khiến các công ty trong lĩnh vực này đồng loạt báo lỗ.

Cụ thể, Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand - mã chứng khoán: CRE) báo cáo trong kỳ, doanh thu thuần đạt hơn 53 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với con số hơn 1.942 tỷ đồng của quý 1/2022.

Kết thúc quý đầu năm, CenLand lỗ ròng hơn 8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 145 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ hai liên tiếp doanh nghiệp báo lỗ.

Theo ông Nguyễn Trung Vũ - Chủ tịch CenLand, năm 2022 là một năm rất buồn của ngành bất động sản và không thể biết bao giờ thị trường mới gượng dậy được. Những tháng cuối năm 2021 đầu năm 2022, chỉ riêng doanh thu môi giới một tháng của CenLand đã là 300 tỷ đồng. Nhưng tới thời điểm hiện tại mỗi tháng doanh thu mảng này không nổi 20 tỷ đồng.

Trung bình mỗi tháng CenLand phải bỏ ra khoảng 2 - 3 căn chung cư coi như lỗ để nuôi công ty.

Novaland báo lỗ sau thuế hơn 410 tỷ đồng trong quý 1/2023.

 

Tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán: NVL), công ty đã báo lỗ sau thuế hơn 410 tỷ đồng trong quý 1/2023, trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 1.045 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu sụt giảm mạnh gần 70% so với quý 1/2022. Đây cũng là quý đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi niêm yết vào năm 2016 đến nay.

Nguồn thu lớn nhất trong quý của Novaland đến từ hoạt động tài chính với các khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư, lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng...

Tổng doanh thu tài chính của Novaland đạt 920 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty âm hơn 1.412 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản chi trả tiền lãi vay và tăng hàng tồn kho, tăng các khoản phải thu. Chi phí lãi vay trong quý đầu năm nay của Novaland hơn 158 tỷ đồng, thấp hơn con số 214 tỷ đồng trong quý 1/2022.

Trong khi đó, Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán: NRC) là doanh nghiệp môi giới hiếm hoi đang niêm yết trên sàn hoạt động không có doanh thu trong quý đầu năm nay.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 vừa công bố, Tập đoàn Danh Khôi không phát sinh doanh thu do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản dẫn đến chưa kịp ghi nhận được doanh thu, lợi nhuận từ các dự án mà công ty đang hợp tác đầu tư và môi giới.

Cùng kỳ năm ngoái doanh thu của Tập đoàn Danh Khôi đạt hơn 51 tỷ đồng. Tương quan với con số này, Danh Khôi bị lỗ gần 17 tỷ đồng trong quý 1/2023. Trước đó trong quý 4/2022, Danh Khôi cũng chỉ kiếm được 1 tỷ đồng doanh thu và báo lỗ 60 tỷ đồng.

Toàn bộ thị trường bất động sản đang "nín thở" chờ động thái từ phía Chính phủ.

Công ty Dịch vụ bất động sản Đất Xanh (mã chứng khoán: DXS) báo cáo doanh thu quý đầu năm đạt 329 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của công ty không đủ để trả chi phí và kết quả công ty lỗ nặng gần 44 tỷ đồng, trong đó quý 1/2022 lãi hơn 218 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty còn trả lãi vay gần 36,5 tỷ đồng, tăng thêm gần 10 tỷ đồng so với quý 1/2022...

Doanh nghiệp, môi giới, khách hàng cùng nhau “chờ”

Trước bối cảnh thị trường không thuận lợi, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã trượt dài trong thua lỗ vào quý 1/2023, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp bất động sản, môi giới, khách hàng và nhà đầu tư bất động sản cùng nhau “chờ”.

Toàn bộ thị trường "nín thở", không hoàn toàn án binh bất động nhưng luôn trong trạng thái nghe ngóng, chờ đợi từng động thái từ phía Chính phủ.

Đáng chú ý, mặc dù thanh khoản giảm nhưng giá bán trung bình tại các dự án phần lớn không thay đổi so với quý trước. Giá bán trên thị trường thứ cấp giảm mạnh, có dự án giảm đến 15 - 20%.

Nguyên nhân là hết thời gian ân hạn nợ gốc, nhiều khách hàng không còn đủ tài chính để giữ hàng đành chấp nhận cắt lỗ sâu. Nhiều người vẫn còn tâm lý "bắt đáy" chờ giá tiếp tục giảm.



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.