Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử tăng thêm gần 7 tỷ USD

Chi nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4 tháng đầu năm 2022 tăng thêm gần 7 tỷ USD, tương ứng tăng 30,7%, so với cùng kỳ, tin từ Tổng cục Hải quan.

313 views Link gốc
4 tháng 2022, nhập siêu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 11 tỷ USD.
4 tháng dầu năm 2022, nhập siêu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện hơn 11,5 tỷ USD.

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh để phục vụ cho sản xuất tiêu dùng trong nước và các đơn hàng xuất khẩu. Riêng trong tháng 4, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 7,54 tỷ USD.

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, trị giá đạt 29,22 tỷ USD, tăng 30,7%, tương ứng tăng 6,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu thị trường, đứng đầu là nhập khẩu từ Hàn Quốc, với 8,54 tỷ USD, tăng mạnh 46,1%; từ Trung Quốc là 8,2 tỷ USD, tăng 29%; từ Đài Loan với 4,1 tỷ USD, tăng 39,1%; từ Nhật Bản với 2,37 tỷ USD, tăng 40,7%… so với cùng kỳ năm 2021.

Tốc độ tăng xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4 tháng dù tăng cao 2 con số, nhưng vẫn tăng thấp hơn tốc độ tăng ở chiều nhập khẩu, với trị giá xuất khẩu đạt 17,71 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 4,47 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,86 tỷ USD, tăng 16,6%; sang thị trường EU(27) đạt 2,52 tỷ USD, tăng 15,2%; sang thị trường Hồng Kông đạt 1,82 tỷ USD, giảm 2,7%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,34 tỷ USD, giảm 2,1%...

Do đó, nhập siêu nhóm hàng này sau 4 tháng đã lên tới 11,5 tỷ USD, trong khi con số nhập siêu cả năm ngoái là 24,6 tỷ USD.

Năm 2021, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 50,8 tỷ USD, tăng 14,0% so với năm 2020 và chiếm trên 15,1% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Trong đó, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của các doanh nghiệp FDI đạt trên 49,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm trước và chiếm 97,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Nhập khẩu nhóm hàng này đạt 75,44 tỷ USD, tăng 17,9%, riêng nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 69,5 tỷ USD, tăng 22,36% so với năm 2020 và chiếm 92,14% tổng kim ngạch nhập khẩu. Theo Bộ Công thương, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các loại linh kiện phục vụ sản xuất, chiếm khoảng 91,4% kim ngạch nhập khẩu của cả nhóm hàng.

Các thị trường chính nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử của nước ta gồm có: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, các nước ASEAN, Hoa Kỳ và EU. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này chiếm trên 96,6% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước năm 2021.

Trong đó: nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 21,86 tỷ USD, tăng 18,46% so với năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 20,29 tỷ USD, tăng 18,36%; nhập khẩu từ Đài Loan đạt 9,62 tỷ USD, tăng 25,57%; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 6,22 tỷ USD, tăng 15,72%.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.