Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh

Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh

Do đầu tư chứng khoán thời gian qua bị lỗ nặng nên nhiều người có tâm lý nghi ngờ, lo sợ

84 views Link gốc

Hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán trong nước phục hồi khá tốt cùng với nhiều thị trường khác trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… VN-Index đã tăng hơn 100 điểm từ vùng đáy 1.140 điểm và nhiều cổ phiếu cũng tăng tới 50%-70% từ đáy nhưng tài khoản của nhiều nhà đầu tư vẫn trong tình trạng lỗ nặng chỉ vì lo thị trường "sập", không dám mua bán.

"Chim sợ cành cong"

Ông Hùng (nhà ở quận 8, TP HCM) cho biết tài khoản của ông vẫn đang lỗ 50% vì "ôm" 2 mã HHV và DLG từ lúc thị trường còn trên "đỉnh" vào tháng 3-2022. Ông không dám cắt lỗ, cũng không mua thêm để bình quân giá vì lúc nào cũng lo VN-Index giảm về 1.000 hoặc 900 điểm như nhiều lời đồn thổi. Đến thời điểm này, khi nhiều cổ phiếu đã hồi phục khá mạnh, ông vẫn tiếp tục "ngồi im" vì lo thị trường "điều chỉnh".

Tương tự, tài khoản bà Minh An - nhà ở TP Thủ Đức, TP HCM - cũng đang âm hơn 40%, nhân viên môi giới khuyên bà sử dụng margin (vay của công ty chứng khoán) mua thêm cổ phiếu để nhanh lấy lại vốn nhưng bà không dám. "Trước đây, tôi thường dùng margin để tăng lợi nhuận hoặc bình quân giá khi cổ phiếu điều chỉnh nhưng đợt lao dốc vừa rồi, cũng vì margin mà tôi mất hơn 2 tỉ đồng. Giờ nghe tới margin, tôi thật sự ám ảnh, chỉ dám dùng tiền mặt để mua bán nhưng vốn liếng không còn nhiều nên chưa biết khi nào mới hết lỗ" - bà Minh An rầu rĩ.

Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh - Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư vẫn lo lắng về diễn biến của thị trường chứng khoán Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Còn trường hợp của ông Quý (ngụ quận 7, TP HCM) sau khi cắt lỗ gần 5 tỉ đồng lúc thị trường tạo đáy, ông chỉ còn 300 triệu đồng mua bán "lướt sóng" kiếm tiền chợ chứ không dám bỏ thêm tiền hoặc vay vốn để đầu tư vì lúc nào cũng nghĩ thị trường sẽ lao dốc bởi bối cảnh kinh tế thế giới có quá nhiều bất ổn, chưa đủ niềm tin để chứng khoán tăng trưởng trở lại.

Tín hiệu chưa rõ ràng

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thời gian qua có nhiều nhà đầu tư bị lỗ nặng nên họ có tâm lý "chim sợ cành cong", nghi ngờ khi thấy thị trường tăng là điều dễ hiểu. Họ chấp nhận "đứng ngoài" hoặc thấy cổ phiếu tăng là bán dù nhiều mã đã chạm đáy, âm đến 60%-70%, thậm chí hơn, vì nghĩ đà tăng khó bền vững. "Nhiều ý kiến nhận định thị trường chỉ phục hồi ngắn hạn chứ chưa phải tăng trưởng dài hạn nên nhiều nhà đầu tư không dám gia nhập thị trường hoặc nếu có thì chỉ dùng tiền mặt để mua bán chứ chưa dùng margin. Điều này lý giải vì sao giá trị giao dịch trên thị trường vẫn còn khá thấp" - ông Minh lý giải.

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS), cho rằng thị trường hiện tại vẫn trong xu hướng giảm (downtrend) và chỉ hồi phục ngắn hạn chứ chưa thể khẳng định là uptrend (tăng trưởng) thật sự. Thị trường đang đứng trước bối cảnh dự báo GDP của quý III tốt nhưng có thể quý IV sẽ không cao nên nhiều người không dám lạc quan. Ngoài ra, lạm phát cũng là một trong những nỗi lo khiến nhà đầu tư chưa dám quay lại với chứng khoán. Lực lượng tham gia thị trường giai đoạn này chủ yếu là một số nhà đầu tư mới và những nhà đầu tư đã cắt lỗ ở giai đoạn trước. "Hiện tại, kịch bản có thể xảy ra là nếu VN-Index lên 1.280-1.300 điểm có thể điều chỉnh giảm trở lại rồi mới lấy đà tăng tiếp, vì tính từ 1.150 điểm đến nay, thị trường đã tăng đến hơn 100 điểm. Nếu nhà đầu tư nào mua đúng nhịp, đúng nhóm cổ phiếu sẽ có lãi, còn thị trường hiện tại vẫn chưa đủ an toàn để đầu tư" - ông Tuấn nhận định.

Ông Nguyễn Thế Minh dự báo trước mắt thị trường chứng khoán vẫn trong xu hướng tăng nhưng vùng cản 1.260-1.265 điểm của VN-Index khá lớn, dòng tiền đang suy yếu dần do có nhiều cổ phiếu tăng giá đợt này đang gặp áp lực chốt lời. Do đó, thị trường có thể sẽ điều chỉnh trước khi trở lại xu hướng tăng. "Hiện nay câu chuyện lãi suất tăng chỉ ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu, còn về sau thì không ảnh hưởng nữa. Nhà đầu tư sẽ quay lại thị trường khi xem xét sự hồi phục của nền kinh tế như thế nào. Đặc biệt là động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và vấn đề chính trị thế giới. Còn tại Việt Nam, điều hành vĩ mô hiện nay của Chính phủ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, không để dòng tiền nóng vào các lĩnh vực không phải sản xuất nên dòng tiền trở lại chứng khoán không nhiều, trong khi room tín dụng của các ngân hàng vẫn hạn hẹp thì chắc chắn thị trường còn thăm dò, giao dịch thận trọng. Nhà đầu tư vẫn nên phòng thủ, không đánh hết cổ phiếu mà cần giữ tỉ trọng tiền mặt vừa phải, hạn chế margin để chờ cơ hội rõ ràng hơn trong quý IV. Thanh khoản trong giai đoạn này trung bình 17.000-18.000 tỉ đồng mỗi phiên là khá tốt cho thị trường" - ông Minh nhận định. 

Sơn Nhung


Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...