Người lao động quan tâm điều gì nhất khi tìm việc?

Lương, chế độ phúc lợi được đặt lên hàng đầu khi một người tìm kiếm việc làm. Đây là yếu tố được nhận định sẽ tạo ra động lực để ứng viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

486 views Link gốc

Khi so sánh tổng quan, đa số người tìm việc lựa chọn lương và chế độ phúc lợi làm yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất khi tìm hiểu về tin tuyển dụng, theo báo cáo mới nhất về mối quan tâm của người tìm việc từ Navigos.

Cụ thể, 60% người tìm việc cho rằng lương và chế độ phúc lợi, bao gồm thưởng, bảo hiểm, nghỉ phép, đào tạo phát triển…là yếu tố tiên quyết để họ ứng tuyển vào một vị trí.

Ở chiều ngược lại, nhà tuyển dụng cho biết lương thưởng và chế độ đãi ngộ là yếu tố hàng đầu để gây ấn tượng và thu hút các ứng viên, với 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát đồng tình với ý kiến.

85% doanh nghiệp có quy mô nhỏ, từ 100 – 1.000 nhân viên nhận định các ứng viên luôn có một kỳ vọng nhất định về mức lương, thưởng và chế độ đãi ngộ.

Những yếu tố này được các nhà tuyển dụng đánh giá là động lực để một ứng viên gắn bó lâu dài và hoàn thiện được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Dữ liệu từ Navigos cho thấy trong chính sách phúc lợi, ứng viên quan tâm nhiều nhất tới ba yếu tố.

Thứ nhất, chế độ bảo hiểm đầy đủ, chăm sóc sức khỏe đa dạng cho nhân viên, là vấn đề quan trọng với các nhân sự thuộc ngành nghề kỹ sư công nghệ thông tin/phần mềm, kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ điện, hành chính/thư ký. Các cấp quản lý cấp trung rất quan tâm đến yếu tố này.

Thứ hai, chế độ thưởng doanh số, thưởng lễ tết, thưởng thâm niên hấp dẫn, đối với nhân sự thuộc nghề tiếp thị (marketing), ngân hàng, hành chính/thư ký, bán hàng (sales). Các nhân viên có thâm niên làm việc rất quan tâm đến yếu tố này.

Thứ ba, chương trình huấn luyện nghiệp vụ, đối với nhân sự thuộc các ngành liên quan đến quy trình sản xuất. Các ứng viên là sinh viên mới ra trường rất quan tâm đến yếu tố này.

a
Ưu tiên về lương, chế độ phúc lợi của các ứng viên theo ngành nghề.

Ngoài ra, Navigos cho biết ưu tiên hàng đầu của các ứng viên không giống nhau trong các ngành nghề. Vẫn có những ngành hơn 50% người tìm việc quan tâm đến các yếu tố khác của thương hiệu tuyển dụng hơn là lương và chế độ phúc lợi, như giáo dục/đào tạo, dược & sales.

Trong khi đó, 60 – 80% ứng viên trong các ngành nghề như kỹ sư xây dựng, hành chính/thư ký, nhân sự, kỹ sư công nghệ thông tin, marketing lựa chọn lương và phúc lợi là yếu tố ưu tiên khi đánh giá về một tin tuyển dụng hấp dẫn.

Đáng chú ý, khoảng 60% sinh viên mới ra trường, hoặc người ít kinh nghiệm cho rằng những yếu tố liên quan đến thương hiệu tuyển dụng là điều quan trọng trong một tin tuyển dụng.

Ngược lại, nhóm cấp bậc trên, nhân viên có kinh nghiệm quan tâm nhiều hơn đến lương và chính sách đãi ngộ.

Khuyến nghị từ Navigos

Khi đặt mức lương, chế độ phúc lợi và thương hiệu tuyển dụng lên bàn cân, đa số ứng viên không mất quá nhiều thời gian để lựa chọn. Họ cho rằng, khi mức lương và chính sách phúc lợi thỏa yêu cầu, ứng viên sẽ có thêm động lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Điều quan trọng không kém là nhiều người tin rằng, việc đáp ứng được yêu cầu của ứng viên sẽ thể hiện được tình hình phát triển của cả doanh nghiệp.

Điều này càng thể hiện rõ hơn trong đại dịch Covid-19. Theo đó, ứng viên càng đặt kỳ vọng nhiều hơn ở những doanh nghiệp không ngừng mở rộng và tổ chức tuyển dụng, “may đo” nguồn nhân lực.

Navigos khuyến nghị rằng các ứng viên nên mở rộng tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp bởi nguy cơ bỏ qua những cơ hội vàng khi chỉ đặt mức lương và chính sách phúc lợi lên bàn cân.



Hội chứng đáng báo động sau 'cơn bão' sa thải

Sự gắn kết, động lực và niềm tin của người lao động giảm mạnh trong khi tình trạng căng thẳng và kiệt sức gia tăng đáng báo động là một bài toán mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang phải ...

9 điều không nên làm chốn công sở

Hoạ từ miệng mà ra nên trước khi nói, bạn phải "uốn lưỡi 7 lần", đặc biệt là ở chốn văn phòng làm việc.

“Chia phe” trước quan điểm: Cật lực làm việc không màng nghỉ ngơi, sống vậy có đáng không?

Sống để làm hay làm để sống vẫn là chủ đề khiến nhiều người trăn trở.

Chính sách nhân sự trong giai đoạn “tiền đắt”

Khi thị trường trở nên khó khăn và nguồn vốn đầu tư không còn dễ dãi, các start-up buộc phải điều chỉnh lại chiến lược nhân sự để tồn tại và hoạt động hiệu quả.

Thương hiệu sản phẩm OCOP chưa được bảo vệ đúng mức

DNVN - Tại hội thảo "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP" tại Đà Nẵng ngày 16/5, TS Nguyễn Thị Thu Hường (ĐH Thái Nguyên) nhấn mạnh việc xây dựng và ...

5 nguyên tắc làm trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên có nhiều thứ cần quan tâm hơn là chuyện đến văn phòng phải vui vẻ, bởi lẽ vui mà không hiệu quả thì niềm vui cũng sẽ nhanh qua.

Thời công ty công nghệ là “thiên đường phúc lợi" đã qua?

Cơn ác mộng sa thải và đóng băng tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới.

Vừa ra trường đã thất nghiệp, người trẻ phải làm gì để vượt qua khủng hoảng?

Đây là 9 lời khuyên mà những bạn trẻ vừa bước vào thị trường lao động có thể tham khảo để tránh khỏi cảm giác khủng hoảng giữa làn sóng sa thải.

Lương thấp hơn nhưng vui vẻ

Một số người lựa chọn công việc với mức lương thấp hơn nhưng tinh thần lại thoải mái, bớt áp lực.