Người dân đã có thể tự khai mũi tiêm trên ứng dụng PC-Covid

PC - Covid, ứng dụng PC - Covid, app PC - Covid, Covid-19, ứng dụng duy nhất phòng chống dịch Covid-19, app duy nhất phòng chống dịch Covid-19

192 views Link gốc

Hiện tại cả người dùng điện thoại hệ điều hành iOS và Android đều đã có thể cập nhật phiên bản mới của ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid có bổ sung 2 tính năng “Tự khai mũi tiêm” và “Ví giấy tờ”.

Bổ sung 2 tính năng mới trên PC-Covid

Ngày 16/1, phiên bản 4.2.0 của ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid đã được phát hành trên kho ứng dụng của Google. Trước đó phiên bản tương tự dành cho các thiết bị dùng hệ điều hành iOS đã có mặt trên Apps Store từ ngày 10/1.

Để cập nhật phiên bản mới, người dùng thiết bị chạy hệ điều hành iOS và Android hiện chỉ cần vào các kho ứng dụng CH Play hoặc App Store, gõ “PC-Covid” trong khung tìm kiếm, chọn “PC-Covid Quốc gia” và bấm cập nhật.

Phiên bản mới của PC-Covid đã được Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia bổ sung 2 tính năng mới. Trong đó, với tính năng tự khai mũi tiêm, trong trường hợp thông tin mũi tiêm hiển thị trên ứng dụng PC-Covid chưa chính xác, người dùng có thể tự khai thông tin tiêm và đính kèm ảnh chụp giấy chứng nhận để minh chứng. Sau đó thông tin tiêm sẽ được hiển thị lên với dấu "Tự khai".

Tính năng mới này giúp người dân thuận tiện khi tham gia các hoạt động phòng, chống dịch mà không nhất thiết phải mang theo giấy chứng nhận tiêm, đồng thời giải quyết bức xúc về tình trạng các cơ sở tiêm chưa cập nhật, hoặc cập nhật sai thông tin tiêm.

Người dân đã có thể tự khai mũi tiêm trên ứng dụng PC-Covid
Việc cho phép cho phép người dân tự khai kết quả tiêm chủng kèm theo tài liệu chứng minh (nếu có) trên PC-Covid là 1 giải pháp để khắc phục tình trạng dữ liệu tiêm còn chưa chính xác (Ảnh minh họa)

Đối với “Ví giấy tờ”, tính năng này giúp người dân lưu trữ ảnh chụp các giấy chứng nhận như chứng nhận tiêm, chứng nhận xét nghiệm, hay chứng nhận F0 khỏi bệnh. “Ví giấy tờ” hỗ trợ, tạo thuận tiện cho người dân khi tham gia các hoạt động trong tình hình dịch. Các giấy tờ được lưu trữ trong ví do người dân khai báo và chịu trách nhiệm, xuất trình khi cần thiết.

3 cách phản ánh thông tin mũi tiêm chưa chính xác

Liên quan đến việc cập nhật thông tin mũi tiêm trên các nền tảng, ứng dụng phòng chống dịch, hiện nay, sau khi người dân tiêm mũi 3 vắc xin ngừa Covid-19, Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc ứng dụng PC-Covid sẽ cập nhật thông tin tiêm chủng. Bên cạnh đó, người dân sau khi tiêm xong cũng được đơn vị y tế cấp Giấy chứng nhận tiêm chủng.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số người dân phản ánh rằng họ vẫn chưa được cập nhật thông tin tiêm mũi 3 trên ứng dụng PC-Covid mặc dù cán bộ y tế đã nhập thông tin lên hệ thống. Thậm chí, nhiều người đã tiêm mũi 3 nhưng mũi 1 cũng chưa được cập nhật thông tin trên ứng dụng.

Phản hồi về vấn đề này, ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế cho biết, trước đây khi Hà Nội tổ chức tiêm mũi 1 và mũi 2 đồng loạt cho người dân, các cơ sở y tế nhận được sự hỗ trợ của Đoàn thanh niên trong việc nhập thông tin lên hệ thống. Hiện tiêm mũi 3 nhiều trạm y tế phải tự làm, nên chưa cập nhật thông tin lên hệ thống hoặc cập nhật sai thông tin người tiêm nên dẫn đến chậm trễ.

Theo đại diện Cục CNTT, Bộ Y tế, người dân sau khi tiêm nếu không được cập nhật mũi tiêm mới trên ứng dụng thì cần phản ánh đến Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 theo các cách gồm: Cách 1 - Người dân truy cập vào trang tiemchungcovid19.gov.vn gửi phản ánh, cung cấp đầy đủ thông tin, ảnh chụp giấy xác nhận tiêm vắc xin Covid-19 (Hiện trên Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh tiêm mũi 1 và mũi 2, chưa tiếp nhận phản ánh tiêm mũi 3); Cách 2 - Gọi đến tổng đài 19009095 của Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 để phản ánh; trong trường hợp người dân đã tiêm mũi 3 nhưng chưa được cập nhật trên ứng dụng, nhấn phím 5 để gặp trực tiếp tư vấn viên hỗ trợ; Cách 3 - Nếu vẫn chưa được tiếp nhận thì người dân có thể đến trực tiếp cơ sở tiêm chủng, mang theo giấy xác nhận đã tiêm vắc xin để cán bộ y tế kiểm tra, cập nhật thông tin lên hệ thống.

Liên quan đến việc tiêm mũi 3 vắc xin ngừa Covid-19, nhiều người dân thắc mắc, đã có thông tin cập nhật đầy đủ số mũi tiêm trên app Sổ sức khỏe điện tử và Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia thì liệu có cần giữ lại giấy chứng nhận tiêm chủng?

Về thắc mắc này, ông Nguyễn Trường Nam cho biết, hiện Bộ Y tế chưa bỏ giấy xác nhận đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19, mà đang thực hiện song song cả giấy xác nhận và trên ứng dụng.

Theo ông Nguyễn Trường Nam, giấy xác nhận vẫn là chứng nhận gốc cho việc người dân đã tiêm vắc xin, và là căn cứ để nếu có phản ánh hoặc sai lệch thông tin sẽ dựa vào giấy xác nhận này để điều chỉnh. Vì vậy, người dân khi tiêm vắc xin Covid-19, dù đã được cập nhật đầy đủ số mũi tiêm trên ứng dụng vẫn cần giữ lại giấy xác nhận đã tiêm chủng.

“Thông tin mũi tiêm được cập nhật trên ứng dụng là ghi nhận người dân đã tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, việc công nhận thì còn tùy thuộc các cơ quan, văn phòng, công ty... Hiện nay, nhiều nơi đã sử dụng thông tin trên ứng dụng để xác nhận các mũi tiêm của người dân”, ông Nguyễn Trường Nam thông tin. 

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, tính đến ngày 16/1, trên toàn quốc đã có hơn 33,5 triệu người dùng ứng dụng PC-Covid. Bình Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng và Bắc Ninh là 5 địa phương có tỷ lệ cài PC-Covid cao nhất. Năm tỉnh có tỷ lệ cài PC-Covid thấp nhất gồm có: Lai Châu, Bạc Liêu, Điện Biên, Nghệ An và Hà Giang. 

Vân Anh

Theo ictnews.vietnamnet.vn



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.