Người dân các tỉnh, thành đang giãn cách mua hàng thiết yếu qua Vỏ Sò, Postmart

Để cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân các địa phương đang giãn cách xã hội, ngoài việc thiết lập các điểm bán hàng, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn Vietnam Post và Viettel Post còn cung cấp hàng qua các sàn Vỏ Sò, Postmart.

445 views Link gốc

 

Để cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân những địa phương đang giãn cách xã hội, ngoài việc thiết lập điểm bán hàng, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn Vietnam Post và Viettel Post còn cung cấp hàng qua các sàn Vỏ Sò, Postmart.

Đây là một nội dung trong kế hoạch “Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  đang thực hiện giãn cách xã hội” mới được Bộ TT&TT phê duyệt.

Giải bài toán cung ứng hàng thiết yếu phục vụ người dân vùng dịch

Kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng thiết yếu tại các địa phương đang giãn cách xã hội cùng với kế hoạch “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn” nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ TT&TT. Đó là: “Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính lớn tập trung tham gia vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các điểm phục vụ bưu chính hoặc qua hình thức lưu động cho người dân ở các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16”.

Hai kế hoạch mới được Bộ TT&TT phê duyệt còn hướng tới mục tiêu hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp cả nước kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua các sàn TMĐT đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, hỗ trợ các tỉnh thành tiêu thụ nông sản và thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì cuộc họp trực tuyến ngày 22/7 về triển khai kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh, thành đang giãn cách xã hội.

Đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT đã chỉ rõ việc triển khai kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân tại các tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội là nhiệm vụ cấp bách, phải được 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) ưu tiên hàng đầu.

Theo kế hoạch, có 6 nội dung chính cần được tập trung gồm: Vận chuyển hàng hóa cho các tỉnh, thành phố; Triển khai các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu; Cung cấp hàng hóa đến người dân; Bảo đảm cung ứng đối với dịch vụ KT1 (dịch vụ chấp nhận, vận chuyển bưu gửi trên mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước trong phạm vi nội tỉnh và liên tỉnh - PV) và dịch vụ hành chính công; Thu thập địa chỉ số và mã định danh điện tử công dân phục vụ xây dựng  bản đồ số phòng chống dịch, bản đồ số quốc gia; Tổ chức hoạt động truyền thông, thông tin.

Để thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại địa phương đang thực hiện giãn cách, ngoài việc chủ động xây dựng phương án, bố trí mặt bằng, phương tiện vận chuyển, 2 doanh nghiệp Vietnam Post và Viettel Post cần có văn bản gửi UBND tỉnh, thành phố và Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Sở NN-PTNT để đề xuất hình thức cung cấp hàng hóa.

Cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân qua 2 kênh online và offline

Cũng theo kế hoạch, hàng hóa thiết yếu sẽ được Vietnam Post, Viettel Post cung cấp đến người dân các tỉnh, thành đang giãn cách xã hội theo những hình thức: trực tiếp tại các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu ở bưu cục hay điểm bán hàng lưu động.

Cụ thể, với các điểm bán hàng cố định và điểm bán hàng lưu động (xe ô tô bán hàng), 2 doanh nghiệp sẽ phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành  phố và các cơ quan, đoàn thể địa phương để triển khai các biện pháp 5K. 

Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức bán hàng tại địa chỉ. Khi đó, người dân đăng ký hàng hóa thiết yếu với nhân viên của doanh nghiệp để được cung cấp đến địa chỉ yêu cầu. Với phương thức bán hàng qua hotline, người dân sẽ gọi tới số điện thoại các bưu cục để đặt hàng gửi tới địa chỉ yêu cầu. 

{keywords}
Sau khi người dân đặt hàng trên Vỏ Sò hay Postmart, hàng hóa thiết yếu sẽ được chuyển phát đến tận địa chỉ yêu cầu.

Đặc biệt, hàng hóa thiết yếu còn được cung cấp cho người dân các tỉnh, thành đang giãn cách xã hội qua các sàn TMĐT Postmart và Vỏ Sò của Vietnam Post, Viettel Post. Sau khi người dân đặt, hàng hóa sẽ được chuyển phát đến tận địa chỉ yêu cầu. 

Để việc triển khai các kế hoạch thuận lợi, trong ngày 21/7, Bộ TT&TT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho Vietnam Post và Viettel Post. Đồng thời, giao đầu mối chịu trách nhiệm cho Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cùng Vietnam Post, Viettel Post triển khai các kế hoạch tại địa phương. Dự kiến, sắp tới Bộ TT&TT sẽ tổ chức họp trực tuyến với các Sở TT&TT về việc thực hiện 2 kế hoạch.

Trên thực tế, từ ngày 13/7, Viettel Post và Vietnam Post đã tham gia cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội.

Theo thống kê, đến nay tổng số điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu đã là 1.971 điểm tại 21 địa phương. Tổng khối lượng hàng hóa thiết yếu đã cung cấp là 217 tấn, với tổng giá trị là 4 tỷ đồng. Tổng khối lượng hàng hóa 2 doanh nghiệp đã vận chuyển theo chỉ đạo của chính quyền địa phương là 325 tấn.

Thời gian tới, khi các nội dung trong kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng thiết yếu tại các địa phương đang giãn cách xã hội được hiện thực hóa, hoạt động vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu của 2 doanh nghiệp Vietnam Post và Viettel Post sẽ bài bản, đồng bộ hơn. 

Lập Tổ công tác về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch

Danh sách thành viên Tổ công tác hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội vừa được Bộ TT&TT phê duyệt. Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ trong 2 kế hoạch Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội”, “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”.

Tổ công tác có Tổ trưởng là Vụ trưởng Vụ Bưu chính Nguyễn Vũ Hồng Thanh, Tổ phó là Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp. Có 9 thành viên là đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT gồm Vụ CNTT; Văn phòng Bộ; các Cục: PTTH-TTĐT, Báo chí, Thông tin đối ngoại, Thông tin cơ sở; Trung tâm Thông tin và Báo VietNamNet. Nhóm giúp việc cho Tổ công tác có 7 thành viên, với 3 thành viên đến từ 2 doanh nghiệp Vietnam Post và Viettel Post


Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.