Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao lãi cho vay vẫn cao

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao lãi cho vay vẫn cao

(NLĐO) – Các ngân hàng liên tục thay đổi biểu lãi suất huy động theo hướng giảm nhanh các kỳ hạn nhưng mặt bằng lãi suất cho vay vẫn cao.

92 views Link gốc

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong các tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18 điểm % so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân bằng VNĐ phát sinh mới của các ngân hàng thương mại khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65 điểm % so với cuối năm 2022.

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao lãi cho vay vẫn cao - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng thay biểu lãi suất mức cao nhất chỉ còn khoảng 8%/năm, thay vì mức trên 9%, thậm chí 10%/năm như vài tháng trước

Dù vậy, các doanh nghiệp phản ánh mức lãi suất cho vay ở nhiều lĩnh vực vẫn còn cao, phần lớn vẫn đang trên 10%/năm trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. 

Công ty chứng khoán SSI thống kê thực tế mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao hơn so với thời điểm trước COVID-19, dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng cho doanh nghiệp sản xuất thông thường. Trong khi lãi suất vay tiêu dùng hay cho vay mua nhà vẫn duy trì tương đối cao, khoảng 13,5%-14%/năm.  

Vì sao lãi suất cho vay vẫn cao? Ngân hàng Nhà nước giải thích hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, tỉ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,3% trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Sau dịch, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh gia tăng, hệ thống ngân hàng sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.

"Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VNĐ của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động. Áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỉ giá" – đại diện Ngân hàng Nhà nước nêu.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. 

Thời gian tới, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng triển khai giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong biểu lãi suất mới nhất của nhiều ngân hàng như Sacombank, MSB, Nam A Bank, NCB, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Techcombank, VPBank, OCB… lãi suất huy động giảm khá nhiều ở các kỳ hạn. Mức lãi suất cao nhất ở khối ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng lớn xoay quanh khoảng 7,2-7,5%/năm; trong khi lãi suất cao nhất ở nhiều ngân hàng quy mô nhỏ hơn quanh 8-8,5%/năm.

Thái Phương. Ảnh: Bình An


Nỗ lực cải cách hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp

HNP - Sáng 5/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ tiến hành khảo sát thực tế và chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo ...

Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu đi đáng kể

Đại diện NHNN cho biết trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của NHNN không thay đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, năm nay nhích hơn một chút, từ 14% đến 15% mà tín dụng ...

Dư địa giảm thêm lãi suất không còn nhiều

VCBS cho rằng, với việc lãi suất điều hành đã được NHNN điều chỉnh về mức thấp tương đồng với giai đoạn hỗ trợ dịch bệnh, dư địa để giảm thêm lãi suất điều hành sẽ không còn ...

Lãi suất cơ sở cao ngăn cản ngân hàng giảm lãi cho vay

Gần đây, nhiều ngân hàng công bố giảm lãi suất cơ sở áp dụng cho các khoản vay nhưng mức độ giảm vẫn còn thấp do "tồn kho" các khoản huy động tiết kiệm lãi suất cao từ cuối năm ngoái.

Cương quyết và sâu sát trong công tác đấu tranh phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Từ tình hình thực tế, Bộ Tư lệnh BĐBP liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo đơn vị cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống  khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và ...

Lãi suất tiền gửi tại 4 ngân hàng nhà nước giảm còn bao nhiêu?

(NLĐO) – Xu hướng giảm lãi suất tiếp tục diễn ra khi một loạt ngân hàng thương mại nhà nước vừa thay biểu lãi suất huy động mới, kỳ hạn cao nhất lùi xa mốc 7%/năm.

Cổ đông ngân hàng sắp “rủng rỉnh” nhận cổ tức

(NLĐO) - Cổ đông của nhiều ngân hàng sẽ lần đầu tiên được nhận cổ tức bằng tiền mặt sau nhiều năm.

Doanh nghiệp lo khó tiếp tục; Thủ tướng yêu cầu hoàn thuế VAT ngay; Bộ trưởng Xây dựng hỏa tốc gỡ PCCC

Thủ tướng yêu cầu hoàn thuế VAT ngay cho doanh nghiệp; Bộ trưởng Xây dựng hỏa tốc gỡ thủ tục PCCC; đại biểu Quốc hội sốt ruột đề xuất hàng loạt chính sách mạnh hỗ trợ doanh nghiệp; HBC, ...

Đơn hàng lao dốc, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ hoạt động cầm chừng

DNVN - Chi phí đầu vào tăng, thị trường nhập khẩu giảm mạnh, lượng tồn kho tăng cao… đang khiến cho đa phần doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá ngừ đều đang hoạt động cầm chừng, rất cần sự ...