Nền kinh tế số Việt Nam đạt 52 tỷ đô vào năm 2025

Với tổng giá trị hàng hóa (GMV) của nền kinh tế số chiếm hơn 5% GDP cả nước vào năm 2019, Việt Nam có tỷ lệ người sử dụng Internet mới cao nhất trong khu vực.

492 views Link gốc

Năm ngoái, nền kinh tế số của Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng hai con số, ở mức 16% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Báo cáo cho biết: “Sự thay đổi về hệ sinh thái và người tiêu dùng sẽ tạo ra địa chấn trong năm nay và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ kĩ thuật số ”.

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, cho biết ngành dịch vụ kỹ thuật số đang ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất và phù hợp với thế mạnh của Việt Nam như dân số trẻ yêu thích công nghệ và mạng xã hội. Công nghệ số và nền kinh tế số sẽ là động lực chính giúp Việt Nam tăng năng suất tại nơi làm việc, thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và thực hiện mục tiêu trở thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2040.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng internet và dịch vụ thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi đất nước vẫn thiếu khung pháp lý cho tài sản kỹ thuật số, mô hình pháp lý không còn phù hợp với nền kinh tế kỹ thuật số.

Nguồn: Internet

Ông Nguyễn Quang Đồng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt trong việc tham gia xây dựng các quy định mới và thực thi các quy định này thông qua các khuôn khổ pháp lý trong khu vực. Một nghiên cứu của Viện Lãnh đạo Toàn cầu thuộc Đại học Tufts có trụ sở tại Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam đứng thứ 48 trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu về tốc độ chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế kỹ thuật số và xếp hạng 22 về phát triển số hóa.

Trong 5 năm qua, với sự bùng nổ của điện thoại thông minh, internet và mạng xã hội, công nghệ số và chuyển đổi số đã phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, định hình một nền kinh tế số còn non trẻ, năng động và nhiều tiềm năng. Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được tạo thành từ bốn nhóm chính: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông kỹ thuật số và công nghệ hậu cần.

Nền kinh tế Internet của Việt Nam cũng đang bùng nổ, đạt 12 tỷ đô la vào năm 2019 và ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm 38 % kể từ năm 2015. Một nghiên cứu khác của Australia’s Data 61 dự báo rằng GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 162 tỷ đô la trong 20 năm nếu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của đất nước thành công.

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam sở hữu thế mạnh về nguồn nhân lực và sự hỗ trợ của Chính phủ, vì vậy Việt Nam có thể tạo ra một làn sóng năng động để đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế số. Đảng và Nhà nước đã vạch ra định hướng xây dựng chính sách, chương trình để chủ động gia nhập công nghiệp 4.0, tập trung ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Công nghiệp 4.0 đến năm 2030 nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra trong nghị quyết của Bộ Chính trị, trong đó đưa ra các chính sách hướng dẫn Việt Nam tham gia tích cực vào Công nghiệp 4.0.

Mục tiêu của chiến lược là tận dụng tối đa các cơ hội do Công nghiệp 4.0 mang lại và về cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội khác nhau.

Theo chiến lược, Việt Nam sẽ nằm trong top 40 quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), top 30 trong Chỉ số an ninh mạng toàn cầu của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đến năm 2030.

Việt Nam cũng đặt mục tiêu đưa nền kinh tế kỹ thuật số trong GDP quốc gia lên 30% và tăng trung bình 7,5% mỗi năm. Các mục tiêu khác là đạt được khả năng tiếp cận phổ cập Internet cáp quang và các dịch vụ 5G, hoàn thành phát triển chính phủ kỹ thuật số và hình thành các thành phố thông minh tại các vùng kinh tế trọng điểm trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam và kết nối với các mạng khu vực và toàn cầu.

Thùy Trang (TH)



Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.