Nâng cao giá trị đặc sản cà phê, hạt tiêu Tây Nguyên

Làm thế nào để nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, các giải pháp để phát triển bền vững là gì? Đó là những trăn trở của chị Huỳnh Thị Nga - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Nam Tây Nguyên - trước khi lựa chọn khởi nghiệp với sản phẩm từ hồ tiêu và cà phê.

421 views Link gốc

Mang cây hồ tiêu Tây Nguyên bay cao, bay xa

Chị Huỳnh Thị Nga sinh ra và lớn lên tại xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị thi đỗ khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên. Mải mê với con đường học tập, bồi dưỡng kiến thức, chị tiếp tục học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Đà Nẵng. Sau đó, chị trở thành giảng viên của trường Đại học Tây Nguyên - ngôi trường đại học mà chị gắn bó nhiều năm, mang những kiến thức của mình truyền dạy cho lớp sinh viên kế tiếp.

Nâng cao giá trị đặc sản Tây Nguyên - Ảnh 1.

Giảng dạy tại Khoa Kinh tế trường Đại học Tây Nguyên, chị Huỳnh Thị Nga được phân công giảng dạy học phần khởi nghiệp cho sinh viên

Là giảng viên đang giảng dạy tại Khoa Kinh tế trường Đại học Tây Nguyên, chị Huỳnh Thị Nga được phân công giảng dạy học phần khởi nghiệp cho sinh viên. Cùng với những trăn trở về thực trạng sản xuất nông sản ở Tây Nguyên, làm thế nào để nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, các giải pháp để phát triển bền vững... nên chị đã quyết định lựa chọn khởi nghiệp với sản phẩm từ hồ tiêu.

Với mong muốn nâng cao chất lượng và giá trị hồ tiêu, giữ được hương vị và màu sắc tự nhiên đem đến cho người tiêu dùng sự an toàn và tiện dụng khi sử dụng. Đồng thời, kích thích người dân trồng tiêu theo hướng hữu cơ bền vững, năm 2017, chị Huỳnh Thị Nga thành lập Công ty CP Nam Tây Nguyên, nghiên cứu sản xuất và đưa các sản phẩm đầu tiên là thị trường là Tiêu đa sắc Nam Tây Nguyên.

Nâng cao giá trị đặc sản Tây Nguyên - Ảnh 2.

Sản xuất Tiêu đa sắc Nam Tây Nguyên của Công ty CP Nam Tây Nguyên

Chia sẻ về quy trình sản xuất Tiêu đa sắc Nam Tây Nguyên, chị Huỳnh Thị Nga cho biết: Tiêu đa sắc được sản xuất từ 100% hạt tiêu tươi chọn lọc từ những vườn sản xuất theo hướng hữu cơ. Hồ tiêu sau khi thu hoạch được làm sạch, loại bỏ những hạt kém chất lượng rồi đưa vào lò sấy. Việc sấy khô hạt tiêu được thực hiện với máy sấy sử dụng bóng hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn, giữ được hàm lượng dinh dưỡng, màu sắc, hương vị tự nhiên. Hạt tiêu được đựng trong hộp giấy, bên trong hút chân không hoặc đựng trong lọ thủy tinh, có đầu xay trực tiếp, người dùng có thể điều chỉnh được độ mịn. Sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng sự an toàn và tiện lợi. Mỗi lọ tiêu được đựng trong hộp giấy, bao bì thiết kế đẹp mắt, phù hợp cho mọi gia đình và lựa chọn làm quà biếu. Máy sấy tiêu sử dụng bóng đèn hồng ngoại do chính công ty Nam Tây Nguyên tự thiết kế và sử dụng để sản xuất tiêu đa sắc.

Với những thành quả khả quan đạt được từ sản phẩm đầu tiên, chị Nga tiếp tục mở rộng sản phẩm, phát triển công ty theo hướng đi chậm mà chắc, mang lại giá trị bền vững cho mỗi sản phẩm của mình.

Tận dụng vùng nguyên liệu cà phê lừng danh

Năm 2018, chị Nga tiếp tục sản xuất sản phẩm cà phê với nhãn hiệu Ripe coffee (cà phê quả chín). Dự án sản xuất cà phê của Công ty CP Nam Tây Nguyên là một trong 8 dự án được chọn thẳng vào vòng chung kết cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Quốc gia năm 2020. Dự án đạt giải Ứng dụng công nghệ nhằm thích ứng, bảo vệ môi trường và được nhận tài trợ 230 triệu đồng từ cuộc thi.

Nâng cao giá trị đặc sản Tây Nguyên - Ảnh 3.

Dự án sản xuất cà phê của Công ty CP Nam Tây Nguyên là một trong 8 dự án được chọn thẳng vào vòng chung kết cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Quốc gia năm 2020

Chia sẻ về ý tưởng chế biến cà phê, chị  Nga cho biết: "Đắk Lắk được biết đến là thủ phủ của cà phê Việt Nam, bởi nơi đây không chỉ dẫn đầu cả nước về diện tích mà còn được thiên nhiên ban tặng những điều kiện tự nhiên lý tưởng để cà phê nơi đây có hương vị thật đặc biệt. Thực hiện sứ mệnh: "Gia tăng giá trị cà phê Việt – Góp phần nâng cao mức sống cho nông dân", chúng tôi đã thực hiện mô hình liên kết trực tiếp với nông dân để sản xuất chất lượng cao. Xuất phát từ thực trạng của ngành cà phê cũng như xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng, chúng tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề tồn tại, đòi hỏi phải có hướng đi mới trong việc sản xuất kinh doanh cà phê, từ đó quyết định thực hiện mô hình này. Chúng tôi tập trung vào công nghệ chế biến để gia tăng giá trị, với mục tiêu: sản xuất cà phê chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho người lao động, đặc biệt đối với lao động nữ và nâng cao thu nhập cho nông dân trồng cà phê, đem đến cho người tiêu dùng niềm tin vào cà phê Việt".

Để làm được điều đó, chị Nga cùng đội ngũ Công ty đã xác định, luôn đặt lợi ích người nông dân lên hàng đầu - với phương châm lấy nông dân làm gốc. Muốn sản xuất cà phê đạt chất lượng tốt phải bắt đầu từ nguồn nguyên liệu, phải tốt từ quá trình canh tác và thu hái. Khi đảm bảo được lợi ích, người nông dẫn sẽ được nâng cao mức sống, tích cực đầu tư vào sản xuất vùng nguyên liệu,  tích cực trong việc bảo vệ môi trường, tin tưởng và hợp tác bền vững với doanh nghiệp. 

Ripe Coffee được chế biến từ 100% cà phê sạch và nguyên chất (cà phê rang mộc) không sử dụng phụ gia hay chất bảo quản. Hiện nay Ripe Coffee đã có quyết định bảo hộ logo, nhãn hiệu và là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Đắk Lắk.

Vững bước trên con đường tạo dựng thương hiệu, sản phẩm bền vững, chị Huỳnh Thị Nga cho biết những năm qua ngoài lợi thế về vùng nguyên liệu, chị cũng gặp không ít khó khăn, vất vả. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bán hàng, nhất là sản phẩm cà phê rang xay. Trước đây, công ty chủ yếu tập trung vào kênh giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp, gần đây công ty chuyển hướng tập trung đẩy mạnh việc giới thiệu và bán hàng qua các sàn thương mại điện tử.

Nâng cao giá trị đặc sản Tây Nguyên - Ảnh 4.

Chị Nga (phải) mang sản phẩm của mình giới thiệu tới khách nước ngoài

Để các chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, chị Nga và đội ngũ công ty đã có kế hoạch tiếp tục mở rộng quy mô, đẩy mạnh việc tiêu thụ qua kênh online; kết nối, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng nước ngoài để hướng tới xuất khẩu theo kế hoạch năm 2022. Cùng với đó, công ty đang thiết kế bao bì, đầu tư máy móc để sản xuất cà phê hòa tan, theo kế hoạch sẽ bắt đầu sản xuất từ tháng 10/2022.

Không vội vã, không chạy theo xu thế sản xuất đại trà của thị trường, chị Huỳnh Thị Ngã đã dẫn dắt Công ty CP Nam Tây Nguyên bước đi những bước vững chãi, tận dụng thế mạnh vùng nguyên liệu hồ tiêu và cà phê, đặt chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế cho người nông dân lên hàng đầu; để ngày hôm nay, thương hiệu Ripe Coffee và Hồ tiêu đa sắc đã dần trở thành hương vị thân quen đối với người tiêu dùng. Chị Nga mong muốn, kế hoạch xuất khẩu vào năm 2022 sẽ thuận lợi để hương vị cà phê Tây Nguyên sẽ lan tỏa ra khỏi mảnh đất hình chữ S, đến với bạn bè thế giới.



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.