Muốn con lớn lên biết sử dụng tiền thông mình, từ 7 tuổi hãy dạy con theo 4 cách sau của shark Linh

Theo một nghiên cứu của đại học Cambridge (Anh), thói quen về tài chính của trẻ nhỏ nên bắt đầu từ lúc 7 tuổ

387 views Link gốc

Việc có được kiến thức về quản lý tài chính cá nhân từ sớm sẽ giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho bất kỳ thứ gì chúng ta muốn làm khi trưởng thành. Theo một nghiên cứu của đại học Cambridge (Anh), thói quen về tài chính của trẻ nhỏ nên bắt đầu từ lúc 7 tuổi. Điều đó cho thấy rằng việc giáo dục trẻ về tài chính cá nhân từ sớm là thực sự cần thiết.

Mới đây trên fanpage của Shark Thái Vân Linh, cô sẽ chia sẻ 4 mẹo để bạn có thể giáo dục thói quen quản lý, sử dụng tiền thông minh cho trẻ ngay từ nhỏ.

Bắt đầu sớm với những kiến thức tài chính cơ bản

Bạn hãy bắt đầu quá trình giáo dục tài chính cho trẻ càng sớm càng tốt để giúp con hình thành thói quen và thái độ sử dụng tiền. Trước hết, bạn nên giới thiệu cho con biết về tiền bằng cách giải thích tiền là gì, nó được sử dụng như thế nào, và khái niệm trao đổi khi dùng tiền. Khi cùng con đi siêu thị, bạn hãy đưa tiền cho bé để chi trả ở quầy thanh toán và chờ để lấy tiền thối lại. Điều này sẽ giúp bé hiểu rằng tiền chính là phương tiện trao đổi để lấy được thứ con cần.

Hình thành thói quen tiết kiệm trong ngắn hạn đến dài hạn

Những tương tác ban đầu của con với tiền phần nhiều sẽ liên quan đến việc chi tiêu. Bé sẽ thấy bạn sử dụng tiền để mua mọi thứ, kể cả những thứ dành cho con. Tuy nhiên, điều quan trọng chúng ta cần dạy bé là tiền không chỉ để chi tiêu mà còn cần tiết kiệm. Việc tiết kiệm chính là sự chuẩn bị và lập kế hoạch cho những mục tiêu trong tương lai.

Bạn có thể bắt đầu thói quen tiết kiệm cho bé bằng việc bỏ ống heo. Với trẻ nhỏ, bạn nên bắt đầu dạy bé đặt mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn, chẳng hạn như một món đồ chơi hoặc cuốn truyện tranh mà bé yêu thích. Khuyến khích trẻ đặt mục tiêu ngắn hạn khi còn nhỏ sẽ giúp bé học được giá trị của sự hài lòng bị trì hoãn. Đến khi lớn, bé có thể tiết kiệm cho những món đồ lớn hơn, với mục tiêu dài hạn hơn.

Muốn con lớn lên biết sử dụng tiền thông mình, từ 7 tuổi hãy dạy con theo 4 cách sau của shark Linh - Ảnh 1.
 

Tạo cho trẻ cơ hội để kiếm tiền và học cách ra quyết định khi sử dụng nó

Mọi người thường đánh giá cao khoản tiền mình kiếm được hơn là được cho. Trẻ em nên có một khoản tiền nhỏ do các bé tự làm ra để con có thể học cách ra quyết định về việc sử dụng tiền của mình như thế nào.

Bạn cần làm rõ những công việc nhà nào không được trả phí vì đó là trách nhiệm mà mỗi thành viên cần thực hiện để giúp đỡ gia đình - chẳng hạn như bày bàn ăn, dọn dẹp bát đĩa. Bố mẹ có thể giao thêm một số việc mà khi hoàn thành tốt trẻ sẽ được thưởng thêm tiền tiêu vặt như rửa rau củ hay đấm lưng cho bố mẹ. Đây là cách giúp bé hiểu được giá trị của lao động và kết quả của việc làm việc chăm chỉ.

Học cách tạo lập ngân sách

Việc học cách lập ngân sách ngay từ nhỏ sẽ giúp ích cho trẻ khi trưởng thành. Khi trẻ đã làm quen với các khái niệm về tiền, cách dùng tiền hợp lý, và cách tiết kiệm tiền, bạn có thể bắt đầu cung cấp cho trẻ một khoản trợ cấp theo thời gian (bắt đầu từ 1 ngày đến 1 tuần, 1 tháng và sau đó là 3 tháng). 

Tiếp theo, hãy nói cho bé biết rằng đó là tất cả số tiền bé sẽ nhận được trong một khoảng thời gian và bé được tự mình quyền quyết định việc quản lý và chi tiêu nó. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi cách con phân bổ và sử dụng tiền để đưa ra lời khuyên giúp trẻ có những quyết định tốt hơn với ngân sách sẵn có. Bạn có thể hướng dẫn bé chia khoản tiền của mình vào 3 lọ: Chi tiêu - Tiết kiệm - Cho đi. Số tiền bỏ vào từng lọ sẽ do các bé tự quyết định. Nhờ đó, bé sẽ biết cơ bản về việc dòng tiền của mình đang đi đâu về đâu.

Có thể sẽ mất một thời gian dài để có thể hình thành và luyện tập thói quen quản lý tài chính cho trẻ, nhưng chính sự kiên trì của bậc cha mẹ hôm nay sẽ là nền tảng giúp bé vững vàng tài chính hơn trong tương lai.

Thảo Nguyên (Tổng hợp)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội: 50 năm trưởng thành và phát triển

HNP - Sáng 28/3, tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (28/3/1973-28/3/2023). Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên ...

Vắng bóng lãi suất tiết kiệm hơn 9%/năm

Liên tục được điều chỉnh giảm mạnh kể từ đầu tháng 3 tới nay, mức lãi suất huy động từ 9%/năm trở lên đã trở nên thưa thớt trên bảng niêm yết của các ngân hàng.

Hạ mặt bằng lãi suất sẽ giúp nhu cầu vay vốn khởi sắc trở lại

Sau quyết định giảm các mức lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã nhanh chóng thay đổi biểu lãi suất.

Gỡ khó dòng tiền từ tài trợ chuỗi cung ứng

Ngày 17/3/2023, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC và Công ty TNHH Tài chính số IFPC đồng tổ chức Hội thảo “Tài trợ chuỗi cung ứng đối với Fintech: Cơ hội và thách thức trong nền kinh tế số”.

Lãi suất giảm nhanh, người gửi tiền bất ngờ

(NLĐO) - Làn sóng giảm lãi suất tiếp tục diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm lãi suất điều hành và giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên từ ...

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích nguyên nhân gói hỗ trợ lãi suất 2% chậm giải ngân

(NLĐO)- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết trong số khách hàng thuộc ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất và đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất, có ...

Tài chính đất đai cần được tháo gỡ toàn diện

Góp ý sửa đổi Luật Đất đai, nhiều chuyên gia, doanh nhân cho rằng, tài chính đất đai cần được tập trung tháo gỡ một cách toàn diện, căn cơ, triệt để và nhất quán hơn.

Doanh nghiệp tăng lãi suất lên 17,6% để gia hạn trái phiếu

Tập đoàn Đua Fat vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thheo đó, ngày 2/3/2023, doanh nghiệp đã họp với trái chủ, thông qua lộ trình thanh toán kéo dài đến ngày 14/7, muộn hơn 4 tháng ...

Điều gì sẽ tác động tới tiêu dùng nhanh tại Việt Nam 2023?

Kantar Worldpanel Việt Nam trong nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra các xu hướng tiêu dùng nổi bật sẽ ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng trong năm 2023 – một năm được dự báo nhiều thách thức và cơ hội ...