'Mùa đông Covid thứ hai' với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Đại diện các hiệp hội từ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều do tổng cầu thế giới giảm, và sự khó khăn không khác gì so với đợt gián đoạn Covid-19 vừa qua.

145 views Link gốc

Tín dụng ‘bóp nghẹt’ thủy sản

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) mới đây cho biết, trong ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm 27,5% - tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất.

Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay, bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh, và nguyên nhân đến từ tình hình lạm phát khiến tiêu dùng suy giảm.

Thông tin này được ông Nam đưa ra tại hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” mới đây tại TP.HCM.

Đại diện VASEP cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng lại dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về. 

Thiếu vốn vay, doanh nghiệp thủy sản phải hoạt động cầm chừng

Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu không có tiền để mua nguyên liệu, không mua nguyên liệu đúng giá cho nông, ngư dân. Điều này khiến nông, ngư dân hạn chế sản xuất.

Bên cạnh đó, dòng tiền về chậm trong khi rất nhiều nguồn vay ngân hàng đến hạn phải trả khiến doanh nghiệp không có tiền thu mua nguyên liệu.

“Các ngành xuất khẩu chủ yếu vay USD. Trước đây, lãi suất vay USD lãi dưới 3%, khoảng 2,1 – 2,3%, thì giờ đã lên đến trên 4%”, ông Nam nói, theo Báo Công thương dẫn.

Trước tình hình đó, lãnh đạo VASEP kiến nghị cần giảm lãi suất vay đồng USD để dòng tiền không bị nghẽn. Cùng với đó, Chính phủ cần có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp để phục vụ thu mua nguyên liệu, kích thích tâm lý, để nông ngư dân duy trì việc sản xuất.

Đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời nhưng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, ông Nam nhấn mạnh.

Xuất khẩu dệt may nhiều áp lực

Đồng quan điểm, ông Trần Như Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) kiến nghị xem xét gói vay với lãi suất ưu đãi, để doanh nghiệp vay trả lương như đã thực hiện trong giai đoạn dịch Covid-19.

Ông đề xuất thêm rằng, áp dụng gói vay cho những doanh nghiệp nào có phương án trả nợ tốt, những doanh nghiệp đã chấp hành đúng, và đã hoàn trả xong khoản vay vừa rồi.

Cùng với đó, có thể nâng lên 6 tháng lương cơ bản thay vì 3 tháng lương như vừa qua, vì sự khó khăn lúc này cũng không khác gì so với gián đoạn Covid-19.

Doanh nghiệp dệt may than 'khát vốn', mất ổn định lao động

Không chỉ vậy, ông Tùng cho rằng, cần xem lại các điều kiện của gói vay hỗ trợ lãi suất vì thực tế giải ngân rất thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận.

Ngoài áp lực tài chính, dệt may cũng đang đứng trước áp lực chuyển đổi sản xuất, khi các thị trường chính như châu Âu, Mỹ có xu hướng đánh giá chuỗi sản xuất bền vững ngày càng chặt chẽ.

Do vậy, đại diện Vitas đề xuất một chương trình hỗ trợ tài chính, để các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi nhà máy xanh theo tiêu chuẩn của các thị trường.

"Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc chơi. Nếu chúng ta không đáp ứng được, thì đối tác không đặt hàng nữa. Thực tế một số quốc gia cạnh tranh với Việt Nam như Bangladesh đang có lợi thế hơn trong mắt các nhãn hàng, họ hút đơn hàng nhiều hơn chúng ta", ông Tùng cho biết tại hội nghị.

Cần nhiều giải pháp và hợp tác

Kiến nghị giải pháp ngắn hạn để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày và túi xách cho rằng, nên tập trung các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong đó, có các nghĩa vụ bắt buộc như bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, hay giảm lãi suất, giảm chi phí logistics như chi phí cầu cảng, cũng như nhanh chóng hoàn thuế VAT.

Ông cho biết thêm chi phí nhân công của ngành đang cao hơn rất nhiều so với các quốc gia cạnh tranh trực tiếp. Đơn cử, thu nhập trung bình của lao động da giày tại Việt Nam khoảng 350 USD/tháng, trong khi Indonesia là 150 USD, Bangladesh chỉ khoảng 120 USD.

Về dài hạn, ông Kiệt nhận định cốt lõi là chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bởi vì dù muốn hay không, các ngành sản xuất, xuất khẩu phải đầu tư công nghệ, đáp ứng yêu cầu, thậm chí đón đầu những tiêu chuẩn mới của các nhãn hàng.

Muốn như vậy, phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất bền vững. Đây không chỉ là vì lợi thế cho doanh nghiệp, mà là vấn đề năng lực cạnh tranh quốc gia.

Với ngành hàng gạo, dù việc xuất khẩu đang có thuận lợi khi cầu thế giới tăng, giá gạo ở mức cao. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dù đạt nhiều kết quả ấn tượng, hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, người dân chưa tương xứng.

Theo ông, nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn tài chính hạn chế, khi tới mùa vụ thường thiếu vốn để thu mua lúa gạo. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế chính sách tín dụng cho ngành gạo.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhận định cần tập trung củng cố các hiệp hội, khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy chạy, việc ai nấy làm” để xây dựng, phát triển hiệp hội ngày càng lớn mạnh, cùng nhau phát triển.

Các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và vận dụng các chủ trương, quan điểm, cơ chế, chính sách hiện có; triệt để khai thác các thị trường có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

'Mùa đông' Covid thứ hai với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên tại hội nghị. Ảnh: MOIT.

Cùng với đó, vừa chú trọng khai thác thị trường truyền thống, vừa quan tâm khai mở thị trường mới, có tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cần mạnh mẽ tái cơ cấu doanh nghiệp trong các khâu quản trị, tổ chức sản xuất, tiết giảm chi phí, đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất và chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng các thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu bền vững.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị có liên quan tháo gỡ thực chất khó khăn cho doanh nghiệp; làm tốt chức năng tư vấn, kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI để tăng cường nội địa hóa sản phẩm, tiếp thu công nghệ và quản trị, từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, cần tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Bộ trưởng đề nghị các cơ quan liên quan chú trọng làm tốt công tác thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm thúc đẩy các chuỗi cung ứng, liên thông, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...