Một tỷ phú vừa vượt qua cả ông chủ Uniqlo và SoftBank để thành người giàu nhất Nhật Bản

Takemitsu Takizaki hiện sở hữu khối tài sản trị giá 38,2 tỷ USD và là người giàu nhất Nhật Bản.

222 views Link gốc

Takemitsu Takizaki, người sáng lập hãng sản xuất cảm biến điện tử Keyence vừa vượt qua tỷ phú Tadashi Yanai của Uniqlo để trở thành người giàu nhất Nhật Bản.

Theo Bloomberg Billionaires Index, cổ phiếu của Keyence đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm ngoái giúp Takizaki sở hữu khối tài sản trị giá 38,2 tỷ USD. Trong khi đó, tỷ phú Yanai mất hơn 1/5 tài sản của mình trong năm 2021 và hiện có 35,6 tỷ USD.

Takizaki - người sở hữu 21% cổ phần của Keyence - đã kiếm được 5,8 tỷ USD từ đầu năm và hiện là người giàu thứ 9 ở châu Á. Về phía ông chủ Fast Retailing, Yanai mất 9,6 tỷ USD trong năm 2021, tương đương khoảng 21% tài sản, do cổ phiếu của hãng sản xuất quần áo Uniqlo giảm 18%.

Tập đoàn Fast Retailing - công ty mẹ Uniqlo - đã hạ dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm hồi tháng 7 do doanh thu mùa hè ở Nhật Bản thấp và ảnh hưởng của việc một số thị trường châu Á áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. 

Người sáng lập SoftBank Masayoshi Son là người giàu thứ ba Nhật Bản với giá trị tài sản 27,3 tỷ USD.

Một tỷ phú vừa vượt qua cả ông chủ Uniqlo và SoftBank để thành người giàu nhất Nhật Bản - Ảnh 1.

Trụ sở của Keyence tại Osaka. Ảnh: Bloomberg

Theo Bloomberg, đây là ví dụ cho thấy bảng xếp hạng người giàu đang có sự thay đổi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 – khi một doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất cảm biến thay thế ông trùm bán lẻ đứng đầu danh sách người giàu của đất nước.

Takizaki thành lập Keyence vào năm 1974 và xây dựng công ty thành một nhà sản xuất cảm biến, dụng cụ đo lường, hệ thống thị giác máy và các thiết bị khác cho tự động hóa công nghiệp. Công ty có trụ sở tại Osaka này được biết đến với tỷ suất lợi nhuận cao và trả lương hậu hĩnh cho nhân viên.

Cổ phiếu Keyence đã tăng 96% kể từ đầu năm 2020, đưa giá trị thị trường của công ty lên mức 167 tỷ USD. Theo thước đo này, Keyence là công ty lớn thứ hai ở Nhật Bản sau tập đoàn ôtô Toyota.

Theo nhà phân tích Takeshi Kitaura của Bloomberg Intelligence, đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu tự động hóa nhà máy trong bối cảnh chính phủ các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp giãn cách. Ông cho biết tỷ suất lợi nhuận hoạt động của Keyence là hơn 50%.

Cổ phiếu Keyence tăng vọt vào tuần trước nhờ thông tin sắp được thêm vào Nikkei 225 Stock Average – chỉ số giá của các công ty blue-chip Nhật Bản. Nintendo, nhà sản xuất máy chơi game Switch, cũng nằm trong số 3 công ty được chọn đưa vào chỉ số này từ ngày 1/10.

Một tỷ phú vừa vượt qua cả ông chủ Uniqlo và SoftBank để thành người giàu nhất Nhật Bản - Ảnh 2.

Diễn biến tài sản của Takizaki và Yanai. Nguồn: Bloomberg

Takizaki, 76 tuổi, không học đại học, đã giúp phát minh ra các cảm biến chính xác được sử dụng trên dây chuyền lắp ráp, chẳng hạn như cảm biến để chế tạo ôtô cho Toyota. Ông hiện là chủ tịch danh dự của Keyence sau khi thôi giữ chức chủ tịch vào năm 2015.

Nhà phân tích Kitaura của Bloomberg Intelligence cho biết ông vẫn lạc quan về triển vọng của Keyence khi hơn 40% doanh thu của hãng đến từ Nhật Bản. “Keyence có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài”, Kitaura nói.

Linh Lam



Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...