Môi giới bất động sản xoay xở trong thời khó

Thị trường kém thanh khoản khiến cho hoạt động của doanh nghiệp môi giới bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp cũng như bản thân nhân viên môi giới phải tìm đủ cách để vượt khó.

141 views Link gốc
Ảnh minh họa

Trong thời điểm thị trường bất động sản khó khăn, đội ngũ môi giới chính là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Ngay từ tháng cuối năm 2022, khi các chủ đầu tư thay đổi kế hoạch ra hàng để ứng phó với tình hình mới, các doanh nghiệp môi giới cũng phải cắt giảm nhân sự để tinh giản bộ máy. Đã có không ít nhân viên môi giới phải chuyển sang ngành nghề khác như kinh doanh online để có thu nhập.

Theo TS. Phạm Anh Khôi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tài chính bất động sản Đất Xanh (Tập đoàn Đất Xanh), chỉ tính 10 tháng của năm 2022, số lượng doanh nghiệp môi giới tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 2.300, tăng 52,8% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể chiếm gần 1.000 doanh nghiệp, tăng 42% so với cùng kỳ.

“Nhiều doanh nghiệp phải tái cơ cấu mô hình, giảm quy mô, tinh giản hệ thống nhân sự. Giao dịch không có, dẫn tới doanh thu của các doanh nghiệp môi giới sụt giảm. Hệ quả, thu nhập của môi giới cũng gặp nhiều khó khăn, chưa kể phải chịu âm do tiền chạy quảng cáo, chi phí phát sinh”, ông Khôi phân tích.

Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư cho thấy, trong bối cảnh khó khăn bủa vây, doanh nghiệp môi giới đã có nhiều ý tưởng để hoạt động trong thời khó. Đơn cử, mới đây một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Thủ Đức đang lên kế hoạch tổ chức một sự kiện lớn, nhằm quy tụ các doanh nghiệp và nhân viên môi giới tại TP.HCM, giao lưu hợp tác kinh doanh, tìm kiếm, chia sẻ các sản phẩm nhà đất tốt và hỗ trợ nhau bán hàng.

Cụ thể, chương trình gặp gỡ theo hình thức câu lạc bộ (offline) trực tiếp. Mục đích nhằm tăng cường hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là phát triển, tìm kiếm, chia sẻ các sản phẩm nhà đất tốt để cùng nhau phân phối một cách hiệu quả.

Ban tổ chức cho biết, tại buổi gặp gỡ này, mục tiêu quan trọng nhất là tập trung vào các sản phẩm nhà đất tốt, nhiều tiềm năng, thu hút khách hàng, quyền lợi hấp dẫn cho môi giới để mọi người cùng kết hợp bán hàng sao cho hiệu quả. Trong buổi gặp gỡ này, các chủ đầu tư, chủ nhà đất cũng như các môi giới cũng hội thảo, bàn bạc, lên chiến lược, phương án, kế hoạch phối hợp bán hàng.

Ngoài việc tìm phương án hoạt động, ông Phạm Anh Khôi cho rằng, thời gian này, các doanh nghiệp môi giới nên tập trung vào hoạt động đào tạo. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều quy định về chứng chỉ môi giới, công tác chuẩn hóa sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ có chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm, chuẩn hóa hành vi, ứng xử, phù hợp với các quy định pháp luật. Đây là một cách củng cố nguồn lực cho tương lai.

Song song đó, cần tiến hành sàng lọc, tinh giản hệ thống, tuyển dụng nhân sự có chọn lọc, nâng cao uy tín, môi giới nên lựa chọn chủ đầu tư uy tín, đủ năng lực triển khai dự án. Đồng thời, doanh nghiệp môi giới cũng cần xây dựng chiến lược lâu dài, sẵn sàng đối phó với các kịch bản xấu trong bối cảnh thị trường còn nhiều diễn biến khó lường.

“Giai đoạn trầm lắng cũng là thời điểm tốt để doanh nghiệp môi giới hoàn thiện hệ sinh thái ngành, ứng dụng công nghệ trong công tác bán hàng và quản trị doanh nghiệp”, ông Khôi nói.

Bà Trần Thùy Linh, Phó giám đốc Công ty Đức Linh REAL cũng cho rằng, đối với cộng đồng môi giới bất động sản, giai đoạn này là cơ hội để mỗi cá nhân học hỏi, phát triển, nâng cao chất lượng phục vụ, kỹ năng làm việc với khách hàng.

“Nhà môi giới cần kiên định với mục tiêu nghề nghiệp, đồng thời chú trọng xây dựng thương hiệu cá nhân, nên tái định vị thương hiệu cá nhân thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu để lựa chọn các thị trường, phân khúc sản phẩm phù hợp với khả năng, sở trường của mình trong thời gian này là điều cần thiết”, bà Linh nói.



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.