Lợi nhuận doanh nghiệp đầu ngành FMCG phân hóa trong đại dịch

Dù cùng là những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành tiêu dùng nhanh nhưng trong khi Masan thu được kết quả kinh doanh tốt, cả Sabeco và Vinamilk đều còn xa mới trở lại thời hoàng kim của mình.

395 views Link gốc

Được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh chóng, song làn sóng Covid thứ 4 bắt đầu vào tháng 5/2021 khiến triển vọng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam ảm đạm trở lại.

Theo Nielsen, tiêu thụ hàng FMCG tại Việt Nam đã giảm quý thứ 4 liên tiếp trong quý 1 vừa qua (giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước) và xu hướng này dự kiến tiếp tục trong quý 2.

Doanh số bán lẻ tăng 3,55% trong 6 tháng đầu năm 2021, cải thiện theo mô hình chữ V so với mức âm 5,77% của 6 tháng 2020, song vẫn chưa thể quay trở lại mức trước Covid-19. Ngành FCMG chậm phục hồi do người tiêu dùng thu nhập thấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, xu hướng dịch chuyển sang các mặt hàng giá rẻ tiếp diễn.

Trong khi đó, người tiêu dùng tầng lớp trung lưu và thượng lưu không bị ảnh hưởng, thể hiện qua việc tiêu thụ hàng không thiết yếu và hàng cao cấp duy trì tốt. Mặt khác, sức mua bị dồn nén đã tăng trở lại sau giai đoạn giãn cách.

Đại dịch cũng đã thúc đẩy xu hướng chuyển dịch từ kênh thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại. Do đó, các công ty có kênh bán lẻ như Masan (Vinmart/Vinmart +) hay Thế Giới Di Động(Bách hóa Xanh) đang đi đầu trong xu hướng này với kết quả hoạt động tốt, tăng trưởng mạnh hơn so với toàn ngành

Trong đại dịch, danh mục sản phẩm đạt kết quả vượt trội là dầu ăn, thực phẩm ăn liền, gia vị, gia vị, đường và chăm sóc cá nhân, trong khi một số danh mục yếu hơn là sữa và bia. Điều này tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành như Masan, Vinamilk, Sabeco.

Dù cùng là những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành tiêu dùng nhanh, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kể trên có sự phân hóa đáng kể. Trong khi Masan thu được kết quả kinh doanh tốt, cả Sabeco và Vinamilk đều còn xa mới trở lại thời hoàng kim của mình.

Lợi nhuận doanh nghiệp đầu ngành FMCG phân hóa trong đại dịch
Dịch vụ đi chợ hộ của Vinmart được người dân sử dụng ngày càng nhiều

Đánh giá về nửa cuối năm 2021, nhóm phân tích SSI Research cho rằng Masan sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhờ vào chiến lược đẩy mạnh sản phẩm cao cấp để bảo vệ lợi nhuận chung. Masan hưởng lợi lớn từ quá trình cao cấp hóa sản phẩm đang diễn ra trên thị trường FMCG Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, tăng trưởng lợi nhuận của Sabeco có phần chững lại do cơ sở so sánh cùng kỳ năm trước không ở mức thấp.

Với Vinamilk, lợi nhuận sau thuế đã giảm ở mức một con số trong nửa đầu năm 2021, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sữa này có thể sẽ không phục hồi nhanh chóng trong nửa cuối năm do tiếp tục đối mặt với khó khăn kép. Đó là nhu cầu trong nước yếu và giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.

Trên thực tế, việc giá nguyên liệu tăng đã khiến Vinamilk phải chuyển một phần chi phí tăng giá nguyên liệu sang cho người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng cũng như biên lợi nhuận của công ty.

Sang năm 2022, SSI ước tính Masan có thể đạt mức tăng trưởng hai con số, trong khi đó, Vinamilk và Sabeco có thể tăng trưởng ở mức một con số hoặc chỉ hơn 10%, với giả định rằng nhu cầu sẽ phục hồi từ quý 2/2022 và giá nguyên liệu sẽ giảm xuống.



Startup của Phillipines thâu tóm công ty nhân sự Việt Nam

Với việc gia nhập thị trường Việt Nam thông qua thâu tóm startup BravoHR, Advance của Philippines nhiều khả năng sẽ hâm nóng cuộc đua ứng dụng "ứng lương" với các startup như Gimo hay Nano Technologies.

Doanh thu đầu tư nước ngoài của Viettel cán mốc 1 tỷ USD

Mức tăng trưởng của Viettel Global đến từ cả 2 thị trường chủ chốt là châu Phi và Đông Nam Á khi doanh thu từ cả 2 địa bàn này đều tăng trưởng mạnh và vượt mức 10.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp Việt Nam – Australia xúc tiến hợp tác về giáo dục và nông nghiệp

Thương mại song phương giữa Việt Nam - Australia trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 6 tỷ AUD vào năm 2022; Việt Nam là thị trường lớn thứ 5 trong lĩnh vực giáo dục quốc tế của Australia.

Xác định mục tiêu L&D gắn với ưu tiên kinh doanh

Nếu không gắn kết được việc học với ưu tiên kinh doanh, trong nhiều trường hợp, L&D sẽ bị coi là sản phẩm phụ không được chào đón, đầu tư và ưu tiên đáng kể, đặc biệt là trong giai ...

Thế Giới Di Động thu hồi tất cả các khoản đầu tư vào trái phiếu

Trước đó, Thế Giới Di Động từng ghi nhận đầu tư 1.611 tỷ đồng vào trái phiếu ngắn hạn trong báo cáo tài chính quý III năm ngoái.

Doanh nghiệp miệt mài góp nhặt đơn hàng xuất khẩu

Không ngồi chờ khó khăn đi qua, các doanh nghiệp đang miệt mài tìm kiếm đơn hàng để thu về những đồng ngoại tệ từ xuất khẩu, bất kể đơn hàng lớn hay nhỏ.

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững

DNVN - Là nền kinh tế có độ mở lớn và trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, cơ hội đan xen thách thức, Việt Nam không thể đứng yên. Việc tái định vị doanh nghiệp (DN), đổi mới sáng ...

Cơn bĩ cực của doanh nghiệp xây dựng

Thị trường khó khăn, doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng, càng làm càng lỗ, bị nợ đọng, trả dự án, thậm chí tạm ngừng kinh doanh…