Lọc hóa dầu Bình Sơn: Vai trò tiên phong, đặt nền móng cho ngành lọc hóa dầu

DNVN - Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam.

122 views Link gốc

Quan điểm và mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là phát triển đồng bộ, toàn diện ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, hoàn chỉnh chuỗi giá trị từ khâu thượng nguồn (khai thác) đến hạ nguồn (chế biến), tập trung vào 5 lĩnh vực chính là thăm dò - khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ kỹ thuật.

Trong đó lọc - hóa dầu là lĩnh vực cốt lõi của PVN và chủ lực là NMLD Dung Quất với xu hướng sẽ trở thành trung tâm lọc - hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Bình Sơn, Quảng Ngãi, cùng với Tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), Long Sơn (LSP) nhằm đa dạng hóa sản phẩm giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và cho nền kinh tế Việt Nam.

NMLD Dung Quất là nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam.

NMLD Dung Quất là nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, xứng đáng là một công trình trọng điểm quốc gia, biểu tượng công nghiệp Việt Nam, là trái tim của Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi và là động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền Trung, Tây nguyên, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

NMLD Dung Quất có công suất chế biến: 6,5 triệu tấn dầu thô/năm ( tương đương 148.000 thùng/ngày), nâng cấp mở rộng trong tương lai: 8,5 triệu tấn dầu thô/năm.

Nguyên liệu: Giai đoạn 1: Chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ - Việt Nam (hoặc dầu thô tương đương). Giai đoạn 2: Chế biến dầu chua.

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của BSR: Kinh doanh, xuất, nhập khẩu, tàng trữ và phân phối dầu thô. Sản xuất, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm trung gian, nhiên liệu sinh học, hạt nhựa Polypropylene...

Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa và tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực lọc – hóa dầu; đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong công nghiệp lọc - hóa dầu; cung cấp dịch vụ hàng hải và cảng biển liên quan đến ngành lọc – hóa dầu; Đầu tư và phát triển các dự án lọc – hóa dầu, nhiên liệu sinh học…

Với vai trò tiên phong trong ngành lọc hóa dầu tại Việt Nam, cùng với ưu thế về nguồn nguyên liệu dầu thô được mở rộng và giá tốt hơn, kỹ thuật công nghệ chế biến hiện đại và tối ưu tiệm cận với các NMLD hàng đầu trên thế giới, hệ thống quản lý, quản trị được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, nguồn lực tài chính vững mạnh, giá bán sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, cũng như chiến lược tập trung chế biến sâu, đầu tư vào hóa dầu tạo ra các sản phẩm có giá trị cao trong tương lai sẽ tiếp tục góp phần vào tăng trưởng ổn định, lợi nhuận bền vững cho BSR và giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế Việt Nam.

Thị trường dầu mỏ thế giới đang diễn biến phức tạp, tác động sâu rộng tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam do tác động từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp ngành dầu khí nói chung, Công ty BSR nói riêng đang tập trung thực hiện chiến lược củng cố nội lực để trụ vững trước sóng gió thị trường.

BSR có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất - kinh doanh NMLD Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam.

BSR đã và đang cải thiện công tác quản trị chi phí, tối ưu hóa sản xuất, đặc biệt duy trì được năng lực tài chính lành mạnh, tạo tiền đề để bứt phá.

BSR tận dụng các cơ hội để mua dầu thô theo chuyến (SPOT) trong nước có giá hấp dẫn.

Một trong những vinh dự của BSR là ngày 16/2/2022, công ty đã đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc.

Báo cáo với đoàn công tác của Chủ tịch nước, lãnh đạo BSR cho biết, trong năm 2021, công ty đã thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa duy trì sản xuất liên tục. Nhờ đó, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Từ đầu năm đến nay, công ty liên tục tăng công suất từ 100% lên 105% để đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước.

BSR kiến nghị, cấp thẩm quyền ưu tiên các nguồn vốn nguyên liệu dầu khí trong nước cho NMLD Dung Quất nhằm đảm bảo vận hành liên tục, ổn định.

Đặc biệt, trong giai đoạn thị trường có sự biến động lớn, các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu sớm báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, ban hành lộ trình về việc chuyển đổi phương tiện giao thông, chất lượng sản phẩm và sản xuất, kinh doanh sản phẩm xăng dầu trong nước đảm bảo đủ thời gian để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh triển khai các giải pháp chuyển đổi.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho lãnh đạo và người lao động của công ty BSR.

Phát biểu tại buổi thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rất vui mừng khi trở lại thăm NMLD Dung Quất, ghi nhận, biểu dương công ty đã thực hiện khá hiệu quả về công tác phòng, chống dịch bệnh và duy trì sản xuất liên tục, hiệu quả. Điều này thể hiện sự đoàn kết, năng động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo và người lao động, góp phần rất lớn đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.