Làm việc lương cao sướng hay khổ?

Theo chia sẻ của một luật sư, cái giá của thu nhập cao không hề rẻ chút nào!

400 views Link gốc

Khi còn là luật sư thực tập tại một trong những công ty lớn ở London, Ruwan Subasinghe từng có lần làm việc quá sức đến mức ở lì trong văn phòng suốt 3 ngày. Khi Ruwan và đồng nghiệp nằm nghỉ dưới gầm bàn, họ bị yêu cầu phải đặt điện thoại lên ngực để biết khi nào khách hàng gọi điện đến.

Nhiều năm qua, cây bút Sarah O’Connor của Financial Times đã dành nhiều thời gian để lắng nghe sự phàn nàn của tài xế lái xe chở hàng nặng, nhân viên giao hàng, nhân viên y tế, công nhân nhà máy hay người dọn dẹp văn phòng. Cô không nghĩ rằng luật sư hay nhân viên ngân hàng – những người có thu nhập cao, cũng chịu không ít áp lực và quá tải trong công việc.

Theo những gì quan sát được, Sarah nhận thấy mức lương hậu hĩnh cũng không thể giúp người lao động né tránh được một số hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước đây, người thu nhập thấp thường phải làm việc nhiều giờ và vất vả hơn so với người thu nhập cao. Tuy nhiên giờ đây, điều đó không còn đúng nữa.

[Bài lên luôn] Làm việc lương cao sướng hay khổ? - Ảnh 1.
Một thống kê cho thấy nhân viên trong lĩnh vực luật, ngân hàng thường làm việc từ 1.900 đến 2.200 giờ/năm. Khách hàng của họ muốn được phục vụ bất kể ngày đêm, các vấn đề có thể bùng phát đột ngột, khiến họ thường xuyên phải làm việc quá giờ.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp trả lương hàng năm cho nhân viên nhưng chỉ thu lợi nhuận từ khách hàng theo số phút sử dụng dịch vụ, họ lại càng muốn nhân viên làm việc càng nhiều càng tốt.

Bất chấp việc đó, nhiều người vẫn chọn làm những nghề này để đổi lấy mức lương cao và các mối quan hệ. Trong một cuộc khảo sát năm ngoái với 1.700 chuyên gia pháp lý ở Anh và Ireland của tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần LawCare, 69% cho biết họ đã gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. 1/3 số đó nói rằng họ chỉ ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm.

Khi làm việc quá sức, không chỉ sức khỏe tinh thần của bạn bị ảnh hưởng. Năm ngoái, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới kết luận rằng làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn khoảng 35% và nguy cơ tử vong do thiếu máu cục bộ cao hơn 17% so với làm việc 35-40 giờ/tuần. Cơ thể bạn sẽ suy sụp khi làm việc quá nhiều, bất kể bạn được trả 10 USD hay 200 USD/giờ.

Subasinghe đã rời công ty luật ngày trước và hiện là giám đốc pháp lý tại Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế. "Mọi người không nên tỏ thái độ với những luật sư làm việc quá sức chỉ vì họ được trả lương cao hơn người lái xe tải. Đối với tôi, cái giá của việc nhận lương cao là kiệt sức. Mối quan tâm lớn nhất của tôi ở thời điểm hiện tại là sức khỏe. Tôi hi vọng bất kỳ nơi làm việc nào cũng tuần thủ luật pháp quốc gia cũng như các tiêu chuẩn lao động hiện hành. Người lao động nào cũng muốn được đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và có thời gian cho cuộc sống cá nhân", anh chia sẻ.

Theo Sarah, đã đến lúc chúng ta dừng thờ ơ khi những người làm việc lương cao, áp lực lớn chia sẻ về tình trạng kiệt sức và điều kiện làm việc của mình. Họ có thể không cần sự cảm thông nhưng cũng xứng đáng được hỗ trợ.

Nguồn: FThttps://cafebiz.vn/lam-viec-luong-cao-suong-hay-kho-20220114170912707.chn

Gia Vũ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



Hội chứng đáng báo động sau 'cơn bão' sa thải

Sự gắn kết, động lực và niềm tin của người lao động giảm mạnh trong khi tình trạng căng thẳng và kiệt sức gia tăng đáng báo động là một bài toán mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang phải ...

9 điều không nên làm chốn công sở

Hoạ từ miệng mà ra nên trước khi nói, bạn phải "uốn lưỡi 7 lần", đặc biệt là ở chốn văn phòng làm việc.

“Chia phe” trước quan điểm: Cật lực làm việc không màng nghỉ ngơi, sống vậy có đáng không?

Sống để làm hay làm để sống vẫn là chủ đề khiến nhiều người trăn trở.

Chính sách nhân sự trong giai đoạn “tiền đắt”

Khi thị trường trở nên khó khăn và nguồn vốn đầu tư không còn dễ dãi, các start-up buộc phải điều chỉnh lại chiến lược nhân sự để tồn tại và hoạt động hiệu quả.

Thương hiệu sản phẩm OCOP chưa được bảo vệ đúng mức

DNVN - Tại hội thảo "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP" tại Đà Nẵng ngày 16/5, TS Nguyễn Thị Thu Hường (ĐH Thái Nguyên) nhấn mạnh việc xây dựng và ...

5 nguyên tắc làm trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên có nhiều thứ cần quan tâm hơn là chuyện đến văn phòng phải vui vẻ, bởi lẽ vui mà không hiệu quả thì niềm vui cũng sẽ nhanh qua.

Thời công ty công nghệ là “thiên đường phúc lợi" đã qua?

Cơn ác mộng sa thải và đóng băng tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới.

Vừa ra trường đã thất nghiệp, người trẻ phải làm gì để vượt qua khủng hoảng?

Đây là 9 lời khuyên mà những bạn trẻ vừa bước vào thị trường lao động có thể tham khảo để tránh khỏi cảm giác khủng hoảng giữa làn sóng sa thải.

Lương thấp hơn nhưng vui vẻ

Một số người lựa chọn công việc với mức lương thấp hơn nhưng tinh thần lại thoải mái, bớt áp lực.