Kinh doanh bất động sản ở TPHCM tăng trưởng âm

Những khó khăn về pháp lý khiến bất động sản là ngành duy nhất ở TPHCM tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, ngành xây dựng cũng thua lỗ nặng nề vì giá nguyên vật liệu tăng mạnh.

139 views Link gốc

Chỉ bất động sản đi lùi

Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của UBND TPHCM cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 728.706 tỷ đồng, tăng 3,82% so với cùng kỳ. Như vậy, từ mức giảm sâu ở quý III và IV năm 2021, trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TPHCM đã tăng 3,82%, phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V và đến nay đã ổn định.

Trong đó, có 5/9 ngành dịch vụ có mức tăng trưởng trên 6% so với cùng kỳ, gồm: Ngành vận tải, kho bãi tăng 7,51%; ngành thông tin truyền thông tăng 8,18%; ngành tài chính, ngân hàng tăng 9,91%; ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ tăng 6,46% và ngành y tế tăng 6,85% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, chỉ có 1 ngành giảm là hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 5,82% và có 3/9 ngành có mức tăng trưởng dưới 6% là bán buôn, bán lẻ tăng 3,10% so với cùng kỳ; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 2,08% so với cùng kỳ; giáo dục và đào tạo tăng 4,99% so với cùng kỳ.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) nói rằng, thị trường bất động sản bị sụt giảm về nguồn cung dự án cũng như sản phẩm nhà ở. Ngoài ra, nhiều dự án bị dừng do không thực hiện được thủ tục đầu tư xây dựng hoặc bị dừng triển khai, bị ách tắc do vướng luật.

Ông Châu dẫn chứng, HoREA vừa có báo cáo các vướng mắc để tháo gỡ hơn 100 dự án bất động sản trên địa bàn. Có những dự án kéo dài cả 10 năm chỉ vì vướng một thủ tục như hoán đổi tiền sử dụng đất mà đến nay vẫn chưa được giải quyết.

“Thị trường bất động sản ngưng trệ, nếu các cơ quan, ban ngành không có giải pháp xử lý hiệu quả các điểm nghẽn như hiện nay thì doanh nghiệp bất động sản còn gặp khó khăn, nguy cơ phá sản do không cân bằng được tài chính”, ông Châu nói.

Theo HoREA, các vướng mắc tại các dự án phát triển nhà ở tồn tại nhiều năm qua nhưng chưa được TPHCM gỡ vướng, xử lý dứt điểm. Một phần do luật chồng luật, nhất là các quy định tréo ngoe về đóng tiền sử dụng đất và các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai chưa được giải quyết dứt điểm, khiến hàng loạt dự án bất động sản trên địa bàn thành phố bế tắc, điều này khiến không ít doanh nghiệp mang tiếng bội tín với khách hàng.

Ngoài ra, một số sở, ban ngành có liên quan và địa phương có tư tưởng “sợ ký, sợ trình” dẫn đến hồ sơ dự án kéo dài hoặc bị “đá qua đá lại” giữa các cơ quan mà không bên nào chịu giải quyết dứt điểm.

Càng làm càng lỗ

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) nói rằng, ngành xây dựng về tổng thể đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2022 sau những ảnh hưởng bởi dịch bệnh vào cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp xây dựng lớn đều không đạt kế hoạch đặt ra ban đầu. Nhìn chung, 10 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất chỉ đạt 28-40% kế hoạch cả năm. Ví dụ, Vinaconex chỉ đạt 5.000 tỷ đồng trên 14.000 tỷ đồng, tương đương 35,7%. Doanh thu của doanh nghiệp đạt 3.600 tỷ đồng so với kế hoạch 11.300 tỷ đồng, tương đương 31,8%.

Kinh doanh bất động sản ở TPHCM tăng trưởng âm - Ảnh 1.

Ngành xây dựng càng làm càng thua lỗ.

VACC nêu thực trạng doanh nghiệp xây dựng không muốn làm dự án trong nước, đặc biệt sợ thực hiện dự án đầu tư công do giá nguyên vật liệu tăng nhanh. Vì vậy, doanh nghiệp lớn thường có xu hướng tìm dự án nước ngoài hoặc làm thầu phụ cho dự án FDI.

Từ quý IV/2020 đến nay, giá dầu diesel đã tăng từ 12.000-12.600 đồng/lít lên 30.000 đồng/lít, tương đương 240%. Giá thép tăng 20-60% so với đầu năm 2021. Cuối năm 2020, giá cát dao động 300.000-320.000 đồng/m3 nay tăng lên 360.000 đồng/m3. Giá nhựa đường cuối quý IV/2020 là 11.000 đồng/kg nay là 15.500 đồng/kg. Giá xi măng tăng từ 1.400 đồng/kg lên 1.980 đồng/kg.

“Không có loại vật liệu xây dựng nào không tăng. Nếu tính theo %, giá thành của các dự án xây dựng trong năm 2022 tăng 18-30%. Nếu tình hình này tiếp diễn 5 năm nữa, chắc không còn doanh nghiệp xây dựng nào nữa ”, ông Hiệp nói.

Duy Quang

Tiền Phong



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.