Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng vượt 373 tỷ USD

7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 373,36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 185,33 tỷ USD, nhập khẩu 188,03 tỷ USD, nhập siêu 2,7 tỷ USD.

328 views Link gốc
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2021 đạt 373 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2021 đạt 373 tỷ USD.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 373,33 tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt hơn 286 tỷ USD), tăng thêm 87 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.

Về xuất khẩu, ước tính tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng 8,4% là khá tích cực dù nhiều doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp tại phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch Covid-19 bùng phát.

Lũy kế 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,52 tỷ USD, tăng 14,6%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 136,81 tỷ USD, tăng 29,9%, chiếm 73,8%.

Cả nước đã có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%). Như vậy, riêng tháng 7 đã có thêm 2 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. 

7 tháng qua, xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 1,87 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 164,89 tỷ USD, tăng 27,1%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 13,65 tỷ USD, tăng 16,7%. Nhóm hàng thủy sản đạt 4,92 tỷ USD, tăng 12%.

Xuất khẩu tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn,trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,6 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 28,7 tỷ USD, tăng 24,2%. Thị trường EU đạt 22,5 tỷ USD, tăng 15,5%. Thị trường ASEAN đạt 16,1 tỷ USD, tăng 25,9%. Hàn Quốc đạt 12 tỷ USD, tăng 10,3%. Nhật Bản đạt 11,7 tỷ USD, tăng 8,3%.

Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu trong tháng 7/2021 đạt 28,7 tỷ USD tăng 3,8% so với tháng 6/2021 và tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 66,31 tỷ USD, tăng 29,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 121,72 tỷ USD, tăng 38,5%. Có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. 

Việt Nam nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 176,36 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 84,35 tỷ USD, tăng 30%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 92,01 tỷ USD, tăng 41,5%. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 11,67 tỷ USD, tăng 28,5%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 29,7 tỷ USD, tăng 19,9%. Thị trường ASEAN đạt 24,7 tỷ USD, tăng 48,2%. Nhật Bản đạt 12,6 tỷ USD, tăng 13,8%. Thị trường EU đạt 9,7 tỷ USD, tăng 19,6%. Hoa Kỳ đạt 8,9 tỷ USD, tăng 10,4%.

Cán cân thương mại trong tháng 7 tiếp tục ghi nhận nhập siêu ở mức 1,7 tỷ USD, lũy kế 7 tháng nhập siêu 2,7 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,69 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,1 tỷ USD.



Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công ...

Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý một năm 2023

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý một năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,1 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ ...

Động lực hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững

Tăng cường an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) theo Chương ...

Marketing sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững

Lồng ghép giới, thực hành CSV, CSR là những xu thế marketing mới, giúp doanh nghiệp vừa nâng cao thương hiệu, tiếp cận khách hàng tốt hơn, vừa khuyến khích nhân rộng những giá trị bền vững tới ...

Vì sao mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội chưa hút khách dù nhu cầu tăng cao?

DNVN - Nhu cầu mở rộng mặt bằng tại khu vực trung tâm Hà Nội đã có sự gia tăng nhưng thị trường mặt bằng bán lẻ gặp những khó khăn nhất định. Đặc biệt về khả năng hấp thụ khi một số ...

F88 lên tiếng sau khi công an kiểm tra hàng loạt phòng giao dịch

(NLĐO) - Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 cho biết việc kiểm tra các phòng giao dịch của F88 tại một số tỉnh thời gian qua là đợt kiểm tra hành chính định kỳ của công an địa phương.

Bài học chuyển đổi số nhìn từ câu chuyện của thành phố Huế

Bằng cách triển khai ứng dụng Hue-S, Thừa Thiên Huế đã đảm bảo mục tiêu chuyển đổi số gắn chặt với từng người dân và vì lợi ích người dân.

Hạ mặt bằng lãi suất sẽ giúp nhu cầu vay vốn khởi sắc trở lại

Sau quyết định giảm các mức lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã nhanh chóng thay đổi biểu lãi suất.

Đề xuất áp dụng thuế suất thấp hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

DNVN - Theo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp ...