Kiến nghị 9 giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa "vượt bão" COVID-19

DNVN - Ông Mạc Quốc Anh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (HANOSME) vừa đề xuất 9 giải pháp để nhóng chóng hỗ trợ doanh nghiệp "vượt bão" COVID-19, trong đó có việc tháo gỡ về cơ chế chính sách để duy trì hoạt động.

427 views Link gốc
 
DNNVV Hà Nội đối mặt nhiều khó khăn
 
Theo ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký HANOISME, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các DN Hà Nội nói chung và các DN thành viên của HANOSME nói riêng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
 
Trong 6 tháng đầu năm 2021, có 13.125 DN được đăng ký mới với số vốn là 165.000 tỷ đồng, tăng 4% về số lượng nhưng lại giảm 7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. 1.582 DN thực hiện thủ tục giải thể, tăng 33 % so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý là có hơn 7.200 DN đang đăng ký tạm dừng hoạt động - tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số DN hoạt động trở lại là 5.600 DN, tăng 74% so với cùng kỳ.
 
Dẫn kết quả khảo sát do HANOISME thực hiện mới đây đối với 1.500 DN thành viên, ông Mạc Quốc Anh cho hay, hiện có tới 57% các DN đang hoạt động rất cầm chừng, 38% doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Các doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động hoặc chờ giải thể là 2,6%. Trong khi đó, chỉ có 1,4% các doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt.
 
Trước thực trạng này, ông Mạc Quốc Anh thay mặt cộng đồng DNNVV Hà Nội đưa ra 9 đề xuất để nhóng chóng hỗ trợ DN vượt qua COVID-19, thực hiện được mục tiêu kép do Chính phủ đề ra.
 
 
Ông Mạc Quốc Anh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội.
 
Thứ nhất, Chính phủ cần lập tổ công tác vaccine doanh nghiệp. Mặc dù Chính phủ có Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 do Phó Thủ tướng Vũ Đức đam làm Trưởng ban, nhưng hiện Trung ương chưa có Ban chỉ đạo về giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nền kinh tế.
 
"Vì vậy, chúng tôi mong muốn với cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, thành nên thành lập tổ công tác vaccine DN. Trong đó, cần có nguồn lực nhanh nhất, sớm nhất, chính xác nhất tìm vaccine cho người lao động, cho lãnh đạo các DN ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp tập trung người lao động. Ngoài ra đó là tháo gỡ cơ chế chính sách, điều kiện thủ tục hành chính bởi nhiều cơ chế chính sách cũng như thủ tục hành chính hiện nay còn đang làm cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN", ông Mạc Quốc Anh đề xuất.
 
Cụ thể theo ông Mạc Quốc Anh, trong hơn 1 năm qua, cộng đồng DN không thấy việc triển khai cắt giảm các điều kiện kinh doanh.
 
"Đơn cử như trước năm 2019, Bộ Công Thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, nhưng trong cả năm 2020 không có hoạt động nào về vấn đề này. Chính sách, cơ chế hỗ trợ DN như cái máy thở để không khí kinh doanh thuận lợi, công bằng mới là liều vaccine hữu hiệu nhất. Bản chất của vấn đề là phải tiếp tục phải rà soát cơ chế chính sách để cắt giảm, tạo mọi điều kiện cho DN. Các thủ tục hành chính không được trì trệ", ông Mạc Quốc Anh nói.
 
Thứ hai, Hà Nội và các tỉnh, thành tiếp tục tổ chức trực tuyến đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp hàng quý, hàng tháng, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN.
 
"Hiện các tỉnh, thành khác cũng tổ chức cà phê doanh nhân, hội nghị đầu tư, hợp tác phát triển nhưng chúng tôi đánh giá vẫn chưa hiệu quả, chưa thiết thực", ông Mạc Quốc Anh chia sẻ.
 
Thứ ba, với tình hình khó khăn của DN cần giảm thuế đất hằng năm phải nộp cho năm 2021 để bù đắp cho doanh nghiệp. Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị đình trệ, DN không có hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn bị thu thuế là không hợp lý.
 
Thứ tư, cần loại bỏ các thủ tục không cần thiết để DN hiểu và làm ngay vì mọi thủ tục bị kéo dài thời gian, DN sẽ mất đi cơ hội.
 
Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần sớm có chỉ đạo rà soát khó khăn của DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Trên cơ sở đó, các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả gốc, trả lãi và cho phép các DN bị ảnh hưởng có những hợp đồng tốt, lịch sử trả nợ tốt, đúng hạn, đến kỳ trả nợ gốc và lãi được đề xuất khoanh lại đến tháng 12/2022 mà không bị phạt, đồng thời được loại khỏi nhóm nợ xấu, để DN có thời gian phục hồi.
 
Thứ sáu, đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu giãn nợ, vay đối với khoản nợ phát sinh của 2021, không chuyển nhóm nợ cho đến 31/12/2022.
 
Thứ bảy, đề nghị mở rộng đối tượng được giảm 2% cho vay trực tiếp theo Nghị quyết 84 ngày 29/5/2020. Hiện Nghị quyết này quy định các đối tượng được giảm quá nhỏ, trong khi những ngành khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như du lịch, khách sạn, nhà hàng nhưng lại không ở trong nhóm này.
 
Thứ tám, với việc mua sắm công, nguồn ngân sách Nhà nước luôn là trọng yếu, nhưng hiện nay còn rất hạn chế cho các DNNVV tham gia. Cộng đồng DNNVV Hà Nội mong muốn việc này được công khai, để mở rộng các đối tượng đủ năng lực tham gia.
 
Thứ chín, trong thời điểm khó khăn bởi đại dịch, việc thanh tra, kiểm tra DN cũng nên tạm hoãn lại vì DN cần tập trung cho các hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh, song hành với việc phòng chống dịch rất tốn kém chi phí.
 
Theo đánh giá của ông Mạc Quốc Anh, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 vào ngày 1/7 là đòn bẩy tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động trong giai đoạn khó khăn này.
 
"Chúng tôi mong muốn, với gói hỗ trợ này, Chính phủ có kế hoạch triển khai một cách cụ thể, nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Đối với gói hỗ trợ lần thứ nhất, các thủ tục thực hiện thường mất từ 45 ngày, thậm chí 3 tháng mới nhận được hỗ trợ, gây nhiều khó khăn cho DN và người lao động. Do đó, với hỗ trợ này, HANOISME cho rằng Chính phủ cần cố gắng triển khai nhanh, rộng rãi", ông Mạc Quốc Anh kiến nghị.
 
 


Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.