Kiểm soát thành công dịch Covid-19 quyết định phục hồi kinh tế

Những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cùng với đó năng lực nội tại của nền kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

370 views Link gốc

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch)
đồng loạt nâng điểm triển vọng lên tích cực. Ảnh: ST

Tăng trưởng GDP 6 tháng ước đạt 5,8%

Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP 6 tháng đầu năm 2021 sẽ đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng khoảng 5,8%, thấp hơn 1,39% so với mục tiêu tăng trưởng 6 tháng theo kịch bản cập nhật tại quý 1/2021 (tăng 7,19%). Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 55,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019. Chi ngân sách nhà nước ước đạt 43% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt 34,15% kế hoạch (cùng kỳ đạt 34,85%).

Về động lực tăng trưởng kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch Covid-19 sẽ là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định tới ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm 2021. Trong đó, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại...

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế nước ta những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, năng lực nội tại của nền kinh tế thấp, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khả năng lạm phát gia tăng, trong khi đó, rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, đời sống nhân dân và hoạt động kinh doanh còn khó khăn.

Cho ý kiến về việc kiểm soát lạm phát năm 2021 trong những tháng cuối năm, cũng như các động lực tăng trưởng kinh tế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến cho rằng, các cấp không nên chủ quan trong kiểm soát lạm phát. Nhằm giảm bớt áp lực lạm phát vào cuối năm 2021, kiểm soát bền vững lạm phát năm 2022, các cơ quan chức năng cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, chủ động trong việc điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đúng thời điểm với liều lượng phù hợp, theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu hợp lý để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đến CPI chung.

“Quan sát kinh nghiệm điều hành của Chính phủ trong kiểm soát lạm phát những năm vừa qua, tôi tin là mục tiêu CPI bình quân khoảng 4% trong năm nay do Quốc hội đề ra là có thể thực hiện được”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến khẳng định.

Vẫn còn nhiều yếu tố bất định

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), ngoài những tác động giống với 3 đợt dịch Covid-19 trước, đợt dịch lần này còn có những tác động khác. Theo đó, đợt dịch này đã gây đảo lộn sản xuất tại một số khu công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh. Ngoài ra, sản lượng công nghiệp giảm do việc ngừng hoặc thu hẹp sản xuất của một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt ở những doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo. Đồng thời, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sản phẩm chế tác có thể giảm và nhập siêu có thể quay trở lại trong thời gian tới.

“Kết hợp các tác động cũ và mới của 4 đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây, tăng trưởng kinh tế quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm sẽ thấp hơn đáng kể so với kế hoạch dự kiến”, ông Nguyễn Đình Cung phân tích. Trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đang diễn biến phức tạp, đã có một số ý kiến đề nghị nên nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc nới lỏng chính sách tiền tệ rất khó thực hiện trong bối cảnh áp lực lạm phát đang ngày càng lớn khi mà giá nhiều mặt hàng nguyên vật liệu như xăng dầu, sắt thép, thức ăn chăn nuôi… liên tục tăng giá trong thời gian gần đây.

Theo chuyên gia kinh tế cao cấp, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, để thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2021 trong đó có mục tiêu về lạm phát trong điều kiện nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, cần có những biện pháp chủ động, linh hoạt, kiên quyết và phù hợp với nền kinh tế.

Bên cạnh nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ linh hoạt với nhiều cơ chế mở cùng mặt bằng lãi suất phù hợp, việc kiểm soát tốt lạm phát, kinh tế phục hồi và tăng trưởng tốt... là những yếu tố để kỳ vọng Việt Nam tiếp tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng hạng, tạo tiền đề để đạt được những thành quả tốt hơn.

PGS. TS. Ngô Trí Long cũng cho rằng, năm 2021 vẫn rất khó đoán định do thị trường thế giới diễn biến bất thường, đặc biệt đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và hệ thống ngân hàng trong nước. Do đó, công tác điều hành giá cần tiếp tục điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động. Chính sách tài khóa cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo HaiquanOnline.com



Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công ...

Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý một năm 2023

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý một năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,1 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ ...

Động lực hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững

Tăng cường an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) theo Chương ...

Marketing sáng tạo hỗ trợ doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững

Lồng ghép giới, thực hành CSV, CSR là những xu thế marketing mới, giúp doanh nghiệp vừa nâng cao thương hiệu, tiếp cận khách hàng tốt hơn, vừa khuyến khích nhân rộng những giá trị bền vững tới ...

Vì sao mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội chưa hút khách dù nhu cầu tăng cao?

DNVN - Nhu cầu mở rộng mặt bằng tại khu vực trung tâm Hà Nội đã có sự gia tăng nhưng thị trường mặt bằng bán lẻ gặp những khó khăn nhất định. Đặc biệt về khả năng hấp thụ khi một số ...

F88 lên tiếng sau khi công an kiểm tra hàng loạt phòng giao dịch

(NLĐO) - Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 cho biết việc kiểm tra các phòng giao dịch của F88 tại một số tỉnh thời gian qua là đợt kiểm tra hành chính định kỳ của công an địa phương.

Bài học chuyển đổi số nhìn từ câu chuyện của thành phố Huế

Bằng cách triển khai ứng dụng Hue-S, Thừa Thiên Huế đã đảm bảo mục tiêu chuyển đổi số gắn chặt với từng người dân và vì lợi ích người dân.

Hạ mặt bằng lãi suất sẽ giúp nhu cầu vay vốn khởi sắc trở lại

Sau quyết định giảm các mức lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã nhanh chóng thay đổi biểu lãi suất.

Đề xuất áp dụng thuế suất thấp hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

DNVN - Theo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp ...