Không tăng chi phí với sàn thương mại điện tử

Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử, nhưng không làm tăng chi phí cho sàn thương mại điện tử.

133 views Link gốc

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Đặng Ngọc Minh nhận định, Nghị định 91/2022/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 126/2020/NĐ-CP) quy định chi tiết Luật Quản lý thuế không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, mà còn nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử, nhưng không làm tăng chi phí cho sàn thương mại điện tử.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Thưa ông, Nghị định 91/2022/NĐ-CP được đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Nhưng điều được các sàn thương mại điện tử đặc biệt quan tâm là Nghị định yêu cầu họ phải cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia mua bán trên sàn. Vì sao lại đưa ra yêu cầu này?

Theo số liệu của Bộ Công thương, từ năm 2017 đến 2021, giá trị giao dịch thương mại điện tử của nước ta đạt tương ứng 6,2 tỷ USD; 8,06 tỷ USD; 10,08 tỷ USD; 11,8 tỷ USD và 13,7 tỷ USD. Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trên tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cũng tăng rất nhanh trong những năm gần đây, từ 3,6% năm 2017 lên 5,5% vào năm 2020 và 7% năm 2021.

Sự phát triển nhanh chóng với nhiều hình thức mới của thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý nhà nước, trong đó có công tác quản lý thu thuế. Trong khi hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ truyền thống được quản lý rất chặt chẽ, thì không thể không quản lý chặt chẽ hoạt động thương mại điện tử, trong đó có quản lý thuế, một mặt để chống thất thu ngân sách nhà nước, mặt khác tạo ra môi trường cạnh tranh, kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh.

Muốn quản lý được, trước hết phải có thông tin, vì vậy, Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định, hằng quý, chủ sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn cho cơ quan thuế thông tin của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Thông tin bao gồm tên người bán hàng, mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc căn cước công dân; địa chỉ, số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn.

Nhưng dựa vào căn cứ pháp lý nào mà yêu cầu sàn thương mại điện tử phải cung cấp thông tin về khách hàng, đối tác cho cơ quan thuế?

Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, trong đó có quy định, các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, đối với chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, vẫn chưa có quy định rõ về nội dung thông tin phải cung cấp, hình thức và tần suất cung cấp.

Như vậy, Nghị định 91/2022/NĐ-CP chỉ làm rõ đối tượng phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế là sàn thương mại điện tử, chứ không bổ sung đối tượng, gây khó khăn, làm tăng chi phí, tăng thủ tục hành chính thuế cho doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử.

Thông tin do chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp rất quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Việc cung cấp thông tin không hề làm tăng chi phí, tăng thủ tục hành chính thuế cho doanh nghiệp, vì Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử đã quy định, chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán...

Vấn đề là liệu sàn thương mại điện tử có đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế, đặc biệt là thông tin về doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên sàn, thưa ông?

Triển khai Đề án Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, Tổng cục Thuế đã tiến hành thu thập thông tin, tài liệu tại một số sàn giao dịch thương mại điện tử. Qua kiểm tra thực tế, thì cơ bản sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến đều nắm được thông tin liên quan đến công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.

Mọi hoạt động mua bán, từ khâu đặt hàng, vận chuyển, thanh toán, giải quyết khiếu kiện về hàng hóa, dịch vụ... đều được thực hiện thông qua sàn, nên sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến tham gia trực tiếp, đóng vai trò quyết định đối với từng giao dịch mua bán và nắm được thông tin về doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân kinh doanh thông qua sàn.

Để có thể yêu cầu các chủ sàn thương mại điện tử nghiêm túc chấp hành việc cung cấp thông tin, cơ quan thuế đã có những động thái gì?

Ngày 1/10/2022, Thủ tướng đã có Công điện về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành trong việc tham gia quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.

Thực hiện Công điện của Thủ tướng, bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân kinh doanh thương mại điện tử kê khai, nộp thuế theo quy định; phối hợp, hướng dẫn các nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ pháp luật khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, cơ quan thuế cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Chúng tôi đã làm việc với Bộ Thông tin - Truyền thông để khai thác, truyền nhận, kết nối thông tin doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới, danh sách cá nhân có phát sinh doanh thu từ quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số, doanh nghiệp trong nước có hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và sử dụng tài nguyên kho số.

Chúng tôi phối hợp với Cục An ninh mạng (Bộ Công an) trong việc trao đổi thông tin về cá nhân thu nhập từ quảng cáo do cung cấp sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số trên nền tảng chia sẻ video xuyên biên giới và cá nhân có hoạt động kinh doanh mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên các website thương mại điện tử, mạng xã hội... phục vụ công tác quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử.



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.