Không bay vào không gian như Jeff Bezos, đây là cách các tỷ phú Trung Quốc kiếm tiền từ ngành công nghiệp vũ trụ

Gác lại ước mơ du hành vũ trụ, các tỷ phú Trung Quốc đang tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất vệ tinh và tên lửa.

246 views Link gốc

Giới siêu giàu của Trung Quốc đang tìm kiếm các cơ hội phiêu lưu và kinh doanh trên bầu trời khi hai tỷ phú Jeff Bezos và Richard Branson thành công bước chân vào không gian. Và họ - những tỷ phú Trung Quốc cũng sẽ vẫn tiếp tục các dự án kinh doanh ra tiền trong ngành này kể cả ở dưới mặt đất.

Lĩnh vực hấp dẫn giới siêu giàu và nhận được sự ủng hộ từ cơ quan chính phủ

Các ông trùm của đất nước tỷ dân đang hướng đến du lịch vũ trụ và loại hình thám hiểm mà tỷ phú Mỹ Elon Musk đang đi đầu nhưng đồng thời họ cũng tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất vệ tinh và phóng tên lửa để “giúp sức” cho tham vọng của Trung Quốc trong “cuộc chơi” không gian.

Trung Quốc là quốc gia có số tỷ phú nằm trong danh sách 500 tỷ phú hàng đầu thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Quốc gia này cũng có rất nhiều cá nhân giàu có muốn gia nhập lĩnh vực kinh doanh không gian.

Tháng 2/2021, Tập đoàn Zhejiang Geely Holding của Li Shufu cho biết đã nhận được giấy phép chế tạo vệ tinh, với công suất hàng năm hơn 500 chiếc, sản xuất tại cơ sở ở miền đông Trung Quốc.

Shunwei Capital, được hậu thuẫn bởi tỷ phú đồng sáng lập Xiaomi Lei Jun đã đầu tư vào các công ty như nhà sản xuất vệ tinh Galaxy Space. Năm 2019, nhà phát triển bất động sản Country Garden Holdings của nữ doanh nhân giàu nhất Trung Quốc, Yang Huiyan đã dẫn đầu vòng gọi vốn cho công ty khởi nghiệp về tên lửa - Land Space Technology.

Trung Quốc đã đưa thành công một tàu thám hiểm lên sao Hỏa vào tháng 5/2021. Một tháng sau, đất nước này cũng gửi các phi hành gia đến làm việc trên trạm vũ trụ đang được xây dựng của họ. Các kế hoạch trong tương lai của Trung Quốc bao gồm cả thành lập một trạm nghiên cứu trên mặt trăng. Và các phi hành gia Trung Quốc chưa bao giờ đến thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Theo Masayasu Ishida, Giám đốc Kearney có trụ sở tại Tokyo và Giám đốc điều hành của Spacetide Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tổ chức các hội nghị, Trung Quốc hiện có hơn 150 công ty tập trung vào mọi thứ về không gian – vũ trụ, từ phương tiện phóng và vệ tinh đến trạm mặt đất.

Các công ty khởi nghiệp Trung Quốc cũng kêu gọi được các khoản hỗ trợ tài chính “hào phóng”. Ishida cho biết, các công ty thương mại kinh doanh trong lĩnh vực không gian của nước này đã thu hút 1,5 tỷ USD đầu tư vào năm ngoái, tăng từ 800 triệu USD trong năm 2019. Và cơ quan trung ương bao gồm cả cấp tỉnh - chiếm một nửa trong tổng số các nhà tài trợ. Ông cho rằng, điều này vẫn còn tiếp tục.

Ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc còn non trẻ

Ishida nói: “Ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu. Trong tương lai, có nhiều khả năng cho các công ty không thuộc ngành công nghiệp vũ trụ bước chân vào lĩnh vực này.”

Hiện tại, kế hoạch không gian đầy tham vọng của Li, nhà sáng lập của Geely – một công ty ôtô đa quốc gia, đang bị chậm tiến độ. Tháng 2/2021, Geely cho biết sẽ phóng vệ tinh vào nửa đầu năm 2021 tuy nhiên sau đó đã không đưa ra bất kỳ thông báo liên quan nào.

Blaine Curcio, nhà sáng lập Orbital Gateway Consulting, một công ty nghiên cứu tập trung vào viễn thông vệ tinh và vũ trụ, nhận định, ngày sẽ càng có nhiều ông trùm Trung Quốc tham gia vào ngành công nghiệp này – vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.

Curcio cho biết: “Khá nhiều tỷ phú và triệu phú có thể đang “tọa thiền quan sát”. Bạn sẽ thấy sẽ ngày càng có nhiều tỷ phú hơn tham gia vào lĩnh vực này, cố gắng thương mại hóa và cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho hoạt động này đang được xây dựng".

Trang Trang

NDH



Đầu tư xi măng vẫn còn sức hút

Dự án xi măng công suất 10 triệu tấn của Tập đoàn Xuân Thiện là dự án mới nhất, cũng là “khủng” nhất được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư. Cùng với đó, một dự án 2,3 ...

Đẩy nhanh đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA

FTA giữa Việt Nam và khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA), gồm 4 nước Iceland, Lichestein, Na Uy, và Thụy Sỹ đang được đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm đi đến ký kết.

Da giày vật vã với mục tiêu xuất khẩu 27 tỷ USD

Các ông lớn đóng góp hàng tỷ USD doanh thu xuất khẩu giày dép phải cắt giảm lao động là dấu hiệu không mấy tốt lành cho ngành da giày. Mục tiêu xuất khẩu đạt 27 tỷ USD năm 2023 của ngành này ...

Nâng cao cạnh tranh vào thị trường Đức thông qua Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng

Điều luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 là một trong những thách thức để doanh nghiệp Việt thu hút sự quan tâm từ khách hàng Đức tiềm năng.

Nỗ lực kéo giảm buôn bán, vận chuyển hàng lậu qua biên giới

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Long An về đấu tranh phòng chống tội phạm, chống buôn lậu qua biên giới, thời gian qua, BĐBP Long An đã triển khai đồng bộ ...

Thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản sang Trung Quốc

Ngày 14/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị giao thương nông thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới, nhằm thích ứng với những yêu cầu ...

Vốn ngoại và nội "chảy mạnh" vào Bình Dương

(NLĐO)- Mặc dù năm 2022 nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều biến động nhưng dòng vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào Bình Dương.

Dự đoán bất ngờ của Bill Gates về tương lai: Những đứa trẻ sinh ra 20 năm sau sẽ cực kỳ may mắn

Mặc dù thế giới đang đối diện nhiều vấn đề nan giải, tỷ phú Bill Gates tin tưởng rằng tương lai của nhân loại sẽ vô cùng tươi sáng.

Vượt khó

Nghị quyết 01/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh năm 2023 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế ...