Khang Minh Group: Khát vọng trở thành doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng quy mô lớn

Đầu năm 2021, Khang Minh Group quyết định thành lập Công ty Cổ phần Nhôm Khang Minh (KMA), với sản phẩm được giới thiệu là Cửa cuốn, Nhôm thanh định hình và Cửa nhôm đồng bộ cao cấp.

556 views Link gốc

Bất động sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Theo công bố của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô ngành bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 có thể lên đến 22% so với tổng tài sản của toàn nền kinh tế. Thị trường Bất động sản có tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế, đặc biệt liên quan trực tiếp đến ngành vật liệu xây dựng (VLXD).

Trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã tăng nhanh về cả lượng và chất. Điển hình là những doanh nghiệp đầu ngành trong sản xuất VLXD như Hòa Phát, Vicostone, Viglacera... bắt đầu nổi lên một cách bền vững trong nhóm các doanh nghiệp lớn, có doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa ở mức cao.

Khang Minh Group (GKM) là doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đầy tham vọng. Khởi nguồn là Công ty Cổ phần Gạch Khang Minh, sở hữu 02 nhà máy sản xuất gạch không nung lớn nhất Miền Bắc. Năm 2017, Khang Minh chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội và có định hướng tái cấu trúc từ năm 2018. 

Giữa năm 2018, Khang Minh Group bắt đầu chuyển đổi một nhà máy gạch sang đầu tư nhà máy sản xuất Đá ốp lát Thạch Anh cao cấp. Việc này được Ông Đặng Việt Lê - Chủ tịch HĐQT Công ty khởi xướng với mục tiêu đưa Gạch Khang Minh từ một doanh nghiệp địa phương sản xuất sản phẩm giá trị thấp, thương hiệu nhỏ chuyển đổi thành Khang Minh Group - Doanh nghiệp sản xuất VLXD có giá trị cao, thương hiệu mạnh và tổ chức hoạt động kinh doanh trên toàn quốc. 

Năm 2019 và 2020, Khang Minh vừa xây dựng nhà máy Conslab Thạch Anh (Đá ốp lát Thạch Anh cao cấp cho không gian nội thất), vừa tiến hành tổ chức mở rộng thị trường, xây dựng các chi nhánh và phát triển hệ thống phân phối khắp 3 miền.

Sản phẩm đá Conslab Thạch Anh của Khang Minh được thị trường đón nhận và đã định hình được những giá trị riêng. Conslab Thạch Anh có chất lượng cao và thẩm mỹ đẹp, dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách kiến trúc trong ngôi nhà Việt. Đặc biệt, sản phẩm Conslab Thạch Anh được Khang Minh phát triển hướng đến thị trường mục tiêu có quy mô rất lớn là đá ốp lát cầu thang, đá lát sàn, đá mặt bếp…

 

Đầu năm 2021, Khang Minh Group thực hiện bước chuyển đổi thứ 2, đó là quyết định thành lập Công ty Cổ phần Nhôm Khang Minh (KMA), với sản phẩm được giới thiệu là Cửa cuốn, Nhôm thanh định hình và Cửa nhôm đồng bộ cao cấp. Đây là những sản phẩm có chung tệp khách hàng với đá Conslab Thạch Anh. Tham gia vào ngành nhôm, Khang Minh đặt mục tiêu đạt doanh thu và lợi nhuận cao, tổ chức quản trị kinh doanh trên cùng một tệp khách hàng sẽ mang đến hiệu quả kép và tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững. 

Hiện thực hóa tham vọng đầu tư vào ngành nhôm, ông Đặng Việt Lê - Chủ tịch Khang Minh Group thực hiện bước đi quyết liệt về công tác nhân sự, đó là việc mời ông Trần Hưng Dũng và ông Bùi Thế Nam gia nhập Khang Minh. 

Ông Trần Hưng Dũng có hơn 10 năm kinh nghiệm với cương vị là Giám đốc Kinh doanh và được coi là “Tư lệnh” ngành nhôm của Tập đoàn Austdoor. Ông Bùi Thế Nam có 10 năm tham gia trong ban quản trị điều hành, trực tiếp quản trị hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng, hệ thống nhân sự của Tập đoàn Austdoor.

 

Với việc mời được ông Trần Hưng Dũng về tham gia Hội đồng quản trị và ông Bùi Thế Nam về đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc của Khang Minh Group, ông Lê tự tin khẳng định “Khang Minh đủ nguồn lực để phát triển mạnh trong thời gian tới, trở thành Doanh nghiệp sản xuất VLXD có quy mô lớn tại Việt Nam.” 

Nhà máy Nhôm Khang Minh tại Hà Nam, với tổng mức đầu tư 150 tỷ bắt đầu sản xuất kinh doanh ngay từ quý 3 năm 2021 sẽ là một trong hai thành viên trụ cột của Khang Minh Group, là động cơ mạnh đưa Khang Minh phát triển lên tầm cao mới. 

Trải qua hơn 10 năm hoạt động, năm 2021 là cột mốc quan trọng định hình Khang Minh Group trở thành doanh nghiệp sản xuất VLXD quy mô lớn, có thương hiệu mạnh tại Việt Nam.



Yeah1 trong 'tấm áo mới'

Yeah1 tuyên bố đã tái cấu trúc toàn diện các mảng kinh doanh, hướng tới mở rộng sang các lĩnh vực khác như: fintech, bán lẻ, game...

Coi đổi mới sáng tạo là DNA của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo không chỉ là những giải pháp đột phá trong vận hành, quản trị doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai, giúp đất nước sớm trở ...

Đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

DNVN - Chủ trì hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc sáng 14/9 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải lắng nghe tiếng nói doanh ...

Xuất khẩu chuối, sầu riêng của HAGL vẫn bình thường

HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ ...

PNJ đang giành thêm thị phần vàng, trang sức

Xu hướng trang sức trung, cao cấp tại Việt Nam vẫn còn dư địa để tăng trưởng, nhất là sau 2 năm sàng lọc, thị trường trang sức xuất hiện nhiều khoảng trống mà doanh nghiệp nhỏ lẻ và cửa ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

Lá cờ tiên phong dẫn dắt cách mạng ngân hàng số

Khởi tạo và luôn đi đầu xu hướng ngân hàng số, hơn 10 năm qua, TPBank đã không chỉ tiên phong dẫn dắt và thúc đẩy toàn ngành bước vào những “cuộc chơi” số hóa để nâng tầm công nghệ tài ...

Nvidia trở thành công ty công nghệ nóng nhất hiện nay

Nhà sản xuất chip Nvidia mới đây trở thành một trong 5 công ty công nghệ trên thế giới vượt qua mức định giá 1 nghìn tỷ USD, cùng với Apple, Amazon, Microsoft và Alphabet.

Biến thách thức thành cơ hội để ngành cà phê bứt phá

DNVN - Chỉ còn hơn 1 năm nữa, quy định không gây mất rừng của châu Âu (Dự luật EUDR) sẽ được thực thi. Đây là thách thức nhưng cũng là "cơ hội vàng" để ngành cà phê Việt Nam bứt phá.