Kế hoạch mở điểm giao dịch tại siêu thị của Techcombank gặp trở ngại lớn?

Mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện bị hạn chế bởi quy mô vốn điều lệ. Do đó, Techcombank có thể phải cần một quy định mới cho mô hình điểm giao dịch trong siêu thị của ngân hàng.

416 views Link gốc

Đầu tháng 6, Techcombank đã kết hợp với một nhà bán lẻ để mở điểm giao dịch đầu tiên trong mô hình CV Life – Một điểm đến đa tiện ích. Điểm giao dịch này cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyển tiền, nộp rút tiền mặt, mở tài khoản và phát hành thẻ…

Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch của Techcombank được lãnh đạo ngân hàng chia sẻ hồi đầu năm nay. Theo đó, ngân hàng sẽ kết hợp với các nhà bán lẻ để cung cấp các dịch vụ tài chính đến người dân mà không cần đến chi nhánh hay phòng giao dịch.

Mô hình của Techcombank tương tự như Bangkok Bank đang kết hợp với hệ thống 7-Eleven tại Thái Lan. Ở đây các cửa hàng tiện lợi đóng vai trò như đại lý của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản với chi phí thấp và tính tiện lợi cao.

Tuy vậy tương tự như tại Thái Lan (mất 3 năm từ khi đề xuất đến khi triển khai), Techcombank có thể gặp phải trở ngại lớn với kế hoạch này do các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng.

Cụ thể, hiện nay việc mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại được kiểm soát bởi Thông tư số 21 năm 2013 và các văn bản sửa đổi của NHNN. Trong đó số chi nhánh phụ thuộc vào quy mô vốn điều lệ từng ngân hàng và số phòng giao dịch phụ thuộc vào số chi nhánh. Quy định này cũng loại bỏ hình thức điểm giao dịch và yêu cầu các ngân hàng phải chuyển đổi các điểm giao dịch cũ thành phòng giao dịch, nếu không phải chấm dứt hoạt động trong thời gian nhất định.

Mở rộng mạng lưới luôn là một trong các mục tiêu quan trọng của các ngân hàng mỗi năm nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng và cung cấp dịch vụ tài chính, đặc biệt là huy động vốn. Nhưng mục tiêu này luôn đi kèm với điều kiện phải tăng vốn điều lệ tương ứng.

Do đó, nếu Techcombank được phép mở số lượng lớn điểm giao dịch trong thời gian tới với đẩy đủ chứng năng mở tài khoản, mở thẻ, nộp rút tiền và chuyển tiền sẽ tạo ra lợi thế vô cùng lớn. Điều này chắc chắn khiến các ngân hàng thương mại khác đứng ngồi không yên.

Nhưng rõ ràng các điểm giao dịch này của Techcombank cần có một quy định mới được chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (tương tự như mô hình đại lý ngân hàng tại Thái Lan). Điều này thông thường cần nhiều thời gian từ việc lên dự thảo, lấy ý kiến và ban hành.

Kế hoạch mở điểm giao dịch tại siêu thị của Techcombank gặp trở ngại lớn?
Điểm giao dịch đầu tiên của Techcombank tại một siêu thị mini ở Hà Nội

Sau khi mở điểm giao dịch đầu tiên, Techcombank chưa có động thái mới về việc nhân rộng mô hình CV Life. Ông Phùng Quang Hưng, Phó tổng giám đốc thường trực của Techcombank mới đây cho biết, ngân hàng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm mô hình. Dù có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên mô hình vẫn phải đáp ứng đẩy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Đến cuối năm 2020, Techcombank có 309 chi nhánh trên cả nước, thuộc nhóm ngân hàng tư nhân có mạng lưới lớn nhất hệ thống. Tuy vậy nhờ chiến lược đẩy mạnh số hóa dịch vụ ngân hàng, tỷ trọng các giao dịch kênh chi nhánh của Techcombank hiện chỉ còn 1,6%, trong số hơn 360 triệu giao dịch trong nửa đầu năm nay. Hay tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn của KHCN tại ngân hàng thực hiện qua các kênh trực tuyến đã vượt quá 50%, tiền gửi tại quầy chỉ còn dưới 50%.

Hoạt động số hóa dịch vụ ngân hàng cũng giúp tối ưu chi phí (tỷ lệ chi phí trên thu nhập- CIR là 28%) đồng thời Techcombank tiếp tục duy trì tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) cao nhất ngành ngân hàng (3,7%), theo các số liệu cập nhật 6 tháng đầu năm 2021.

Nhờ đó ngân hàng báo lãi trước thuế 11.536 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm, tăng trưởng 71% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp các tác động của dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng từ cuối tháng 4.

Ngân hàng đang hướng đến mục tiêu 19.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm nay nhờ nhu cầu tín dụng tiếp tục ổn định (6 tháng đầu năm Techcombank đã tăng trưởng tín dụng 11%) và chi phí huy động vốn thấp. Kết quả là chênh lệch lãi suất (NIM) của Techcombank hiện ở mức rất cao, khoảng 5,6% tính trên 12 tháng gần nhất.



Xuất khẩu nông sản sẽ đối mặt với thách thức mới

Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.

Chuyên gia Dragon Capital dự báo chứng khoán sẽ bùng nổ năm 2024

Dragon Capital dự báo lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ hồi phục mạnh mẽ 25% so với cùng kỳ nhờ vào biên lợi nhuận ròng được cải thiện.

Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp

Ngày 15-9, tại TP Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức hội nghị "Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) lĩnh vực lúa gạo, thủy sản vùng ĐBSCL".

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Xuất khẩu chuối, sầu riêng của HAGL vẫn bình thường

HAGL cho biết hoạt động xuất khẩu chuối của công ty sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường mà không có bất kỳ hạn chế hoặc vướng mắc gì. Ngoài ra, sầu riêng cũng đã thu hoạch xong mùa vụ ...

Cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam - Mỹ

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đã đầu tư và đang có dự định mở rộng đầu tư tại Việt Nam

‘Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch’

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết đã nhìn ra được những khó khăn, thách thức có thể xảy ra ngay từ khi ký nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ...

Kỳ vọng lớn vào thương mại Việt - Mỹ

Sự kiện nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo cơ hội chưa từng có để thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới giữa hai nước

Việt Nam ‘hút’ doanh nghiệp nước ngoài dù khó khăn

Mức lương cạnh tranh, sự kiên cường của nền kinh tế qua những sự kiện gây gián đoạn là hai yếu tố hàng đầu giúp Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài mở rộng hoạt động.