Hệ số đàn hồi điện có xu hướng ngày càng giảm

Trong 9 tháng đầu năm 2022, hệ số đàn hồi điện (tăng trưởng nhu cầu điện năng/tăng trưởng GDP) là 0,91, tốt hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2021 - 2025 là 1,24 - 1,25.

120 views Link gốc
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Về đích sớm

Trong ấn phẩm “Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” được Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đưa ra đầu tháng 11/2022 có đánh giá, tác động của quá trình công nghiệp hóa nhanh và phát triển sản xuất, chế tạo đối với nhu cầu điện thể hiện rất rõ nét ở hệ số đàn hồi điện năng còn cao.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ số đàn hồi điện tại Việt Nam dao động ở mức trung bình 1,67 là con số khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Ở các nước kinh tế phát triển, hệ số này thường nhỏ hơn 1.

Theo nhận định của GIZ, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam còn kém hiệu quả trong sử dụng điện, chưa tạo ra được giá trị kinh tế cao từ mỗi kWh điện.

Về nguyên tắc, hệ số đàn hồi điện phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia. Khi quá trình công nghiệp hóa cơ bản hoàn thành, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, từng bước chuyển sang phát triển các ngành tiêu thụ ít năng lượng, thì hệ số đàn hồi sẽ có xu hướng giảm.

Việc giảm hệ số đàn hồi cũng là một mục tiêu quan trọng trong quá trình thực hiện các quy hoạch điện để giúp sử dụng năng lượng có hiệu quả.

Quy hoạch Điện VII ban hành vào năm 2011 cũng đã thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ đối với vấn đề này. Mục tiêu khi đó là đến năm 2015, hệ số đàn hồi điện phải giảm xuống còn 1,5 và năm 2020 là 1.

Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết của Đề án Quy hoạch Điện VIII, sản lượng điện thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2011 - 2020 tăng 9,6%/năm, hệ số đàn hồi điện và cường độ sử dụng điện trong khoảng 5 năm trở lại đây của nước ta ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới, với 1,86 trong giai đoạn 2011 - 2015 và 1,44 trong giai đoạn 2016 - 2020.

Theo các chuyên gia, hệ số đàn hồi điện ở mức cao đồng nghĩa với việc nền kinh tế có sự kém hiệu quả trong sử dụng năng lượng để tạo ra giá trị kinh tế.

Nhìn vào các chỉ tiêu mà Đề án Quy hoạch Điện VIII đề ra, có thể xem xét cụ thể hơn hệ số đàn hồi điện trong thời gian vài năm trở lại đây.

Dữ liệu thống kê công khai cho thấy, mức tăng trưởng điện thương phẩm cả nước năm 2019 là 9,05%; năm 2020 là 3,42% và năm 2021 là 3,85%. Hết 9 tháng năm 2022, tăng trưởng điện thương phẩm là 7,66%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,02%; năm 2020 là 2,91%; năm 2021 là 2,58% và 9 tháng năm 2022 là 8,83%. Như vậy, hệ số đàn hồi điện năm 2019 là 1,29; năm 2020 là 1,17; năm 2021 là 1,49 và 9 tháng 2022 là 0,91.

Có thể thấy, hệ số đàn hồi trong năm 2022 đã rất tốt, thậm chí trở thành “trái chín sớm”, về đích đầu tiêu trong số các chỉ tiêu được Đề án Quy hoạch Điện VIII đặt ra ngay khi Quy hoạch chưa được phê duyệt.

Tiêu thụ điện chưa hiệu quả

GIZ cũng dẫn chứng Báo cáo “Chiến lược và lộ trình đánh giá ngành năng lượng Việt Nam” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Việt Nam tương đối khác biệt về cường độ sử dụng năng lượng so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Đơn cử, mặc dù mức tiêu thụ điện bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan và Malaysia, nhưng lại cao hơn nhiều lần so với mức tiêu thụ điện trong quá khứ của Thái Lan và Malaysia với GDP tính theo đầu người tương đương Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu Đề án Quy hoạch Điện VIII, TS. Nguyễn Xuân Huy (Trường đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) nhận xét, trong Đề án cũng có các dữ liệu phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất điện năng trung bình của Việt Nam là khoảng 3.575 giờ (hay còn gọi là Tmax - số giờ sử dụng công suất cực đại, Tmax = điện sản xuất/công suất đặt thiết bị).

Con số này thấp hơn so với mức trung bình của các nước láng giềng như Indonesia (3.777 giờ), Singapore (4.158 giờ), Thái Lan (gần 4.016 giờ), Malaysia (4.513 giờ), Philippines (4.152 giờ).

Ở khía cạnh hiệu quả sử dụng năng lượng, hay là mức tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ điện để làm ra một đơn vị GDP được xác định là tỷ lệ giữa sản lượng điện sản xuất và GDP.

Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, cường độ sử dụng điện (kWh/1.000 USD) của Việt Nam cao nhất với 928 kWh/1.000 USD - nghĩa là khi sử dụng 1 kWh điện, thì ở Việt Nam chỉ tạo ra giá trị 1,07 USD.

Điều này thể hiện việc sử dụng năng lượng của nước ta còn kém hiệu quả, dẫn tới chi phí sản xuất cao, tính cạnh tranh thấp.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.