Hành động để phát triển bền vững tại Unilever Việt Nam

Nhiều chương trình phát triển bền vững đã được Unilever Việt Nam thực hiện, cho thấy cam kết xã hội cũng như góp phần hiện thực hóa mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững.

334 views Link gốc

Chiến dịch “World’s To-Do List” 

Một nhóm các công ty và thương hiệu lớn nhất thế giới mới đây đã khởi động một chiến dịch nâng cao nhận thức ở quy mô toàn cầu, nhằm thể hiện sự ủng hộ và các hành động hướng tới hoàn thành 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững.

Chiến dịch được phát triển với Karmarama, thuộc Accenture Interactive, được dẫn đầu bởi một nhóm các công ty, được biết đến là những biệt đội kinh doanh vì mục tiêu toàn cầu, bao gồm Unilever, Arm, Avanti, Commvault, Diageo, DPDgroup, Google.org, Mars, NTT, Reckitt, Salesforce, SAP và Wood.

Các công ty này đại diện cho hơn 700.000 nhân viên và có hơn 100 triệu lượt tiếp cận trên mạng xã hội. Mỗi công ty đều dẫn đầu một trong 17 mục tiêu toàn cầu, và đang tích cực hành động để nâng cao nhận thức và thực hiện các hành động trong doanh nghiệp nhằm giúp đạt được các mục tiêu này.

Tham gia vào chiến dịch “World’s To-Do List”, các công ty này sẽ chia sẻ những hành động mà họ đang thực hiện để góp phần đạt được các mục tiêu toàn cầu. Đồng thời, nêu rõ những hoạt động thuộc “World’s To-Do List” mà mỗi công ty sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.

Ví dụ, Unilever cam kết đảm bảo tất cả những người trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho công ty đều có được mức thu nhập đủ sống vào năm 2030, nhằm hoàn thành mục tiêu số 10 – giảm thiểu sự bất bình đẳng.

Trong khi đó, Google.org gần đây đã khởi động thử thách tác động đối với phụ nữ và trẻ em gái với quỹ 25 triệu USD nhằm tạo ra các con đường phát triển cho phụ nữ và trẻ em gái, phù hợp với mục tiêu số 5 – bình đẳng giới.

Thực hiện mục tiêu toàn cầu tại Unilever Việt Nam

Unilever Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án phát triển bền vững trong suốt 25 năm qua. Điều này không chỉ thể hiện cam kết xã hội “mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến” đến hàng triệu người dân Việt Nam, mà còn góp phần hiện thực hóa các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Hành động để phát triển bền vững tại Unilever Việt Nam
Unilever Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ thông qua các hoạt động vì cộng đồng và quan hệ đối tác.

Cụ thể, với mục tiêu số 3 – cuộc sống khỏe mạnh, Unilever Việt Nam đã tiên phong đồng hành cùng các cơ quan Chính phủ, thực hiện chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” từ năm 2020 đến nay, hướng đến sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh.

Một chiến dịch truyền thông toàn diện phối hợp cùng Bộ Y tế với tên gọi “Vũ điệu 5K” đã được thực hiện nhằm tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh cá nhân và các phương pháp phòng chống Covid-19 trên nhiều kênh truyền thông của Chính phủ và đại chúng.

Bên cạnh đó, chiến dịch “Vững vàng Việt Nam” 2020 – 2021 còn mang đến những hỗ trợ tức thì cho cộng đồng thông qua 2,5 triệu sản phẩm từ các nhãn hàng (Lifebuoy, Omo, Vim, Cif, Sunlight, Clear, Knorr, PS, Pond’s), hỗ trợ trực tiếp 2,6 triệu người.

Với mục tiêu số 5 – bình đẳng giới, Unilever Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ thông qua các hoạt động vì cộng đồng và quan hệ đối tác, giúp phụ nữ Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống và vị thế trong xã hội, với sự đồng hành của Sunlight và Knorr.

Mới đây, trong nửa đầu năm 2021, chiến dịch trao quyền cho phụ nữ của Unilever Việt Nam đã tiếp cận 8 triệu người, hơn 30.000 phụ nữ tham gia huấn luyện online “Phụ nữ tự tin làm kinh tế” và 60 phụ nữ tại nông thôn được tạo điều kiện khởi nghiệp.

Với mục tiêu số 7 – năng lượng sạch và bền vững, Unilever Việt Nam đặt ra mục tiêu giảm một nửa tác động đến môi trường trong giai đoạn 2021-2025 và sử dụng nguồn cung ứng bền vững.

Công ty hướng đến tái chế và tái sử dụng các loại rác thải từ nhà máy, đảm bảo 100% rác thải nhựa, giấy, gỗ phát sinh từ hoạt động sản xuất được thu gom và tái chế, từ đó tạo ra các sản phẩm tuần hoàn phục vụ cho các hoạt động của Unilever Việt Nam và các ngành công nghiệp khác.

Hành động để phát triển bền vững tại Unilever Việt Nam 1
Hoạt động thu gom rác thải góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, Unilever Việt Nam cũng chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, đảm bảo cam kết sử dụng nhiên liệu sạch trong sản xuất bằng việc thay thế bằng các nguồn nhiên liệu sinh khối, sử dụng 30% điện từ năng lượng mặt trời, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu phát thải CO2 tạo hiệu ứng nhà kính ra ngoài môi trường.

Hiện nay, các nhà máy của Unilever Việt Nam tại Củ Chi và Bắc Ninh sử dụng 100% năng lượng tái tạo, đạt chỉ tiêu carbon trung tính. Bên cạnh đó, cũng cắt giảm 43% nước tiêu thụ trong sản xuất.

Ở mục tiêu số 12 – tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, Unilever Việt Nam cam kết đến năm 2025, 100% bao bì của sản phẩm đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy; và cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất nhờ vào giảm sử dụng nhựa nguyên sinh và tăng cường sử dụng nhựa tái chế.

Unilever Việt Nam cũng là đơn vị tiên phong trong kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa với bốn trụ cột chính.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.