Hàng “Nhật bãi” và những hệ lụy không thể xem thường!

(KD&BM) - Từ thời kỳ bao cấp, khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, những chiếc xe máy đã qua sử dụng tại Nhật Bản được nhập về cho người tiêu dùng Việt với chất lượng và tiêu chuẩn đảm bảo. Khái niệm hàng “Nhật bãi” được hình thành từ đó. Những tưởng khái niệm đó sẽ dần trở thành quá khứ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày một đi lên nhưng hiện nay một số mặt hàng điện tử “Nhật bãi” lại “lên ngôi” đe dọa ngành sản xuất trong nước và có nguy cơ biến Việt Nam thành bãi rác thải công nghiệp.

495 views Link gốc

Trong những ngày hè nóng nực này, nhu cầu về lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ ngày một tăng cao, các hãng sản xuất liên tuc đưa ra thị trường các Model mới nhằm thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng; các cửa hàng, siêu thị điện máy đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để chăm sóc khách hàng. Mặc dù những nỗ lực của họ với sự vất vả cùng với việc đầu tư bài bản về trí tuệ, nguồn lực… nhằm mang đến sự cạnh tranh lành mạnh giúp người tiêu dùng có được sản phẩm chất lượng tốt thì các sản phẩm hàng “Nhật bãi” đang là những tác nhân cản trở những nỗ lực này.

Chỉ cần lên Google và gõ từ khóa “điều hòa nhật bãi” hàng loạt các địa chỉ cung cấp hiện ra công khai dù đây có thể coi như một loại rác thải công nghiệp bị cấm nhập khẩu. Phóng viên đã có cuộc khảo sát tại một số cửa hàng như tại số 12, ngõ 24 Hoàng Quốc Việt, ngõ 36B Phạm Văn Đồng, ngõ 123 Đại Mỗ, số 26 ngõ 328 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân được các cơ sở kinh doanh này cho biết đây là hàng nhật đã qua sử dụng được nhập khẩu qua Camphuchia sau đó về Thành phố Hồ Chí Minh và chuyển ra Hà Nội tiêu thụ.

Một trong số những cửa hàng kinh doanh bán hàng
điện tử nhập khẩu tại Hoàng Quốc Việt

 

Được biết, sau khi nhập về các chủ cửa hàng thường vệ sinh, “mông má” lại và quảng cáo bằng những “mỹ từ” như công nghệ tiên tiến, siêu tiết kiệm điện, độ bền cao… khiến người tiêu dùng không còn mặn mà với các sản phẩm sản xuất trong nước mặc dù những sản phẩm này có giá khá cao đôi khi còn cao hơn những sản phẩm cùng chủng loại được sản xuất và bày bán tại các cửa hàng, siêu thị điện máy.

Từ một mặt hàng đã hết niên hạn sử dụng tại nước bạn lẽ ra chỉ là một loại rác thải công nghiệp cần xử lý theo quy định để đảm bảo về môi trường, nhưng khi nhập về Việt Nam lại trở thành một mặt hàng được bày bán công khai khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Không những thế, việc kinh doanh mặt hàng này vô hình chung tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà sản xuất trong nước, các cửa hàng siêu thị điện máy… phải đầu tư về con người, cơ sở vật chất, đóng thuế cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khi các mặt hàng đã qua sử dụng chỉ nhập về với giá rẻ mạt và không phải chi phí gì nhưng lại được bán với những mức giá cao bằng hoặc hơn các sản phẩm trong nước.

Một số mẫu điều hoà nhập Nhật được quảng cáo trên mạng xã hội

 

Để đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp hoạt động chân chính, bảo vệ môi trường và tránh thất thu thuế các cơ quan chức năng cần vào cuộc và có biện pháp xử lý dứt điểm việc kinh doanh các mặt hàng này.

Nếu để tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng đến môi trường, thất thu thuế mà còn có nguy cơ mất việc làm cho người lao động trong nước.

Tạp chí Kinh doanh và Biên mậu VN sẽ tiếp tục thông tin tới các cơ quan chức năng về công tác quản lý, tính chất pháp lý trong việc kinh doanh mặt hàng này và thông tin tới bạn đọc trong những bài viết tiếp theo.

Nhóm PV



Khi nào nhà sáng lập nên từ bỏ start-up của mình?

Nhiều người thành công vì đã cố gắng hết sức cho start-up của mình, nhưng cũng không ít người thành công vì biết dừng lại đúng lúc.

Nhà sáng lập nên làm gì sau khi gọi thành công vòng vốn hạt giống?

Vòng hạt giống thường là vòng vốn đầu tiên nhà sáng lập nhận được kể từ khi gây dựng start-up.

“Khởi nghiệp xanh” với hương liệu đồng quê

Sau những chuyến đi dài, chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Như (sinh năm 1988) đã tìm ra con đường mà mình thực sự đam mê, đó là thảo mộc tự nhiên dành cho mái tóc, làn da. Thương hiệu Dầu gội thủ công ...

Chuyển đổi số giúp nông nghiệp mở thị trường xuất khẩu

Chuyển đổi số để giúp truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm thuận lợi chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tiêu thụ, xuất khẩu mặt hàng này.

Nếu phụ nữ đổi mới, thế giới sẽ tốt đẹp hơn

Hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023, nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, được sự chủ trì của Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Đoàn Thanh niên Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã tổ ...

Startup tìm việc thời vụ của Úc tiến vào thị trường Việt Nam

Trước khi gia nhập thị trường Việt Nam, Weploy đã gọi vốn thành công 5 triệu USD từ Skymind Global Ventures ở vòng gọi vốn đầu tiên chỉ sau 3 tháng đăng ký hoạt động.

Startup Đông Nam Á chung tay giải bài toán năng lượng xanh

Ở Đông Nam Á, đầu tư vào công nghệ khí hậu đang tăng tốc khi một số tập đoàn và quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào các startup để phát triển các giải pháp giải quyết các thách thức về môi ...

Startup y tế gọi vốn 25 triệu USD âm thầm tiến vào Việt Nam

Mô hình của WhiteCoat tương tự Jio Health hay Doctor Anywhere, đó là phát triển đồng thời ứng dụng theo dõi, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh từ xa, và có thể kết hợp thêm phòng khám truyền thống ...

Khởi nghiệp F&B vẫn "nóng"

Dù bị đánh giá là mảng dễ làm, dễ thất bại nhưng ngành dịch vụ ăn uống (F&B) hiện vẫn thu hút người trẻ khởi nghiệp