Hải quan tháo gỡ vướng mắc về sử dụng mã loại hình

Với những thay đổi trong việc áp dụng mã loại hình mới theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan đã phát sinh vướng mắc khi thực hiện. Nắm bắt vấn đề khó khăn đó, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) đã có hướng dẫn.

540 views Link gốc
Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra hàng nhập khẩu. Ảnh: T.H

Cụ thể, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã hướng dẫn Cục Hải quan TP HCM liên quan đến áp dụng mã loại hình A12, mã loại hình E21, mã loại hình E52.

Theo đó, làm rõ về mã loại hình A12- Nhập kinh doanh sản xuất, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 21, khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó, theo hướng dẫn tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ thì trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư) sử dụng mã loại hình A12- Nhập kinh doanh sản xuất.

Bên cạnh đó, Cục Giám sát quản lý về hải quan cũng làm rõ về mã loại hình E21- Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài và E52- Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài.

Cụ thể, theo hướng dẫn tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan thì mã loại hình E21- Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công.

Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên thị trường hợp bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ doanh nghiệp khác tại Việt Nam để gia công theo chỉ định của bên đặt gia công (nhập gia công tại chỗ) hoặc trường hợp bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ doanh nghiệp khác ở nước ngoài theo chỉ định của bên đặt gia công thì sử dụng mã loại hình E21.

Theo hướng dẫn tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ mã loại hình E52- Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng trong trường hợp xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công

Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên thì trường hợp bên nhận gia công xuất sản phẩm gia công cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công (xuất gia công tại chỗ) hoặc trường hợp chuyển tiếp sản phẩm gia công theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP hoặc trường hợp bên nhận gia công xuất sản phẩm gia công cho doanh nghiệp khác ở nước ngoài theo chỉ định của bên đặt gia công thì sử dụng mã loại hình E52.

Về khai báo các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, Cục Giám sát đề nghị Cục Hải quan TP HCM cần căn cứ quy định tại Điều 86 và mẫu số 01, số 02 Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 58 Điều 1 và mẫu số 01, số 02 Phục lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính để thực hiện.

Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn các cục hải quan tỉnh thành phố sử dụng mã loại hình đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu đi nước ngoài hoặc vào các khu phi thuế quan và hàng hóa của DNCX nhập khẩu từ kho ngoại quan.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

N.Linh



Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Diễn biến bất ngờ của vàng SJC lẫn vàng nhẫn

(NLĐO) – Đến lượt giá vàng trong nước biến động mạnh đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K các loại khi lao dốc mạnh vào hôm nay.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Bức tranh khác về ngành ngân hàng qua báo cáo tỷ lệ an toàn vốn

Theo tính toán của các công ty chứng khoán, với các kế hoạch phát hành tăng vốn cổ phần, các ngân hàng có thể cải thiện tỷ lệ CAR thêm từ 1% - 3%, đồng thời cải thiện hạn mức tăng trưởng ...

Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát sau khi thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này tăng vọt lên tới 4,7% GDP và thặng dư thương mại hàng hóa song phương với ...