Hải Phòng đưa chuyển đổi số vào đời sống xã hội

Với tiềm năng sẵn có cùng nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, hành trình chuyển đổi số của Hải Phòng hứa hẹn nhiều thành công.

272 views Link gốc
Khai trương Cổng dịch vụ công cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4 tại Sở Giao thông - Vận tải Hải Phòng 	ảnh: ngọc sơn
Khai trương Cổng dịch vụ công cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4 tại Sở Giao thông - Vận tải Hải Phòng ảnh: ngọc sơn

Ông Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết, năm 2022 sẽ là năm đặt nền móng, động lực để Thành phố phát triển mạnh mẽ, đột phá về chuyển đổi số. Vì thế, Thành phố đã mời gọi nhiều doanh nghiệp công nghệ đến với Hải Phòng để tìm hướng đi tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất nhằm thực hiện chuyển đổi số nhanh, mạnh.

Quan điểm đã rõ ràng: khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận chuyển giao công nghệ; có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chuyển đổi số. Ưu tiên thu hút đầu tư dự án có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường, có khả năng lan tỏa, liên kết với các doanh nghiệp trong nước theo chuỗi giá trị...

Tháng 4/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng UBND TP. Hải Phòng ký kết Biên bản ghi nhớ về phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025 với nhiều nội dung. Trước mắt, triển khai trong năm 2022 là đẩy mạnh hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt trên 50%.

Thí điểm đo lường tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Thành phố. Phối hợp, thúc đẩy đưa 100% các hộ sản xuất nông nghiệp đáp ứng tiêu chí lên sàn thương mại điện tử.

“Bên cạnh đó, Thành phố tập trung định hướng chuyển đổi số một số ngành kinh tế chính như phát triển kinh tế số trong năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển cảng và logistics, triển khai các ứng dụng số về du lịch thông minh, kinh tế số trong tài chính - ngân hàng...”, ông Cường cho hay.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số  quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hải Phòng đã và đang nỗ lực triển khai từng bước công cuộc chuyển đổi số toàn diện. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng cũng đã ban hành Nghị quyết số 03 về chuyển đổi số TP. Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tiếp đó, tại Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra cuối năm 2021, HĐND Thành phố khoá XVI đã quyết định đầu tư hơn 308 tỷ đồng để xây dựng chính quyền số với mục tiêu đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, phục vụ triển khai chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 theo đúng tinh thần Nghị quyết 03.

Ông Lương Hải Âu, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng cho biết, Dự án xây dựng chính quyền số TP. Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 sẽ phát triển hạ tầng số gồm xây dựng Trung tâm dữ liệu, hình thành nền tảng điện toán đám mây dùng chung của các cơ quan nhà nước; xây dựng các ứng dụng trên nhiều nền tảng số để cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá chính quyền số... Việc chuyển đổi số sẽ được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các lĩnh vực chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Các cấp, ngành đã tích cực triển khai thực hiện hoạt động này. Với ngành giáo dục và đào tạo, đang triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu ngành; văn bản điện tử, học bạ điện tử, sổ điểm điện tử dần thay thế văn bản, tài liệu giấy...

Với ngành y tế, 100% bệnh viện triển khai phần mềm quản lý bệnh viện, kết nối dữ liệu liên thông với Cổng thông tin giám định BHXH; thí điểm hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng và đã được Hội đồng Thẩm định của Bộ Y tế công nhận là một trong 10 bệnh viện đầu tiên toàn quốc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Trong lĩnh vực giao thông - vận tải, năm 2021, đã có 23.600 hồ sơ được tiếp nhận và xử lý tại hệ thống tiếp nhận đăng ký và chuyển trả giấy phép lái xe cấp mới và giấy phép lái xe cấp đổi thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Thành phố đã triển khai hệ thống giám sát tàu thuyền ra vào cảng; hệ thống luồng hàng hóa ra vào cảng của Cảng vụ Hải Phòng; thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cảng biển Hải Phòng được thực hiện trực tuyến, hoàn toàn không dùng tiền mặt.

Đặc biệt, cuối năm 2021, mô hình thử nghiệm Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh tích hợp các hệ thống giám sát, như: tổng hợp báo cáo kinh tế - xã hội, dịch vụ công trực tuyến, giám sát thông tin trên mạng, hệ thống thử nghiệm camera xử lý vi phạm giao thông... đã được ra mắt tại địa phương này.

Để xây dựng chính quyền số, trong năm nay, Hải Phòng tập trung vận hành hiệu quả mô hình thử nghiệm Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, cung cấp dịch vụ số tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị của người dân.

Đối với kinh tế số, thúc đẩy thương mại điện tử, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ số vào các khu công nghiệp.

Đối với mục tiêu xã hội số, trước mắt Hải Phòng tập trung xây dựng hệ thống định danh điện tử, phát triển nền tảng thanh toán điện tử, ứng dụng công dân, phát triển nền tảng giáo dục trực tuyến, triển khai học bạ điện tử, sổ sức khỏe điện tử.



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.