Gỡ rào cản, khơi dòng vốn

Gỡ rào cản, khơi dòng vốn

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được thực thi với tinh thần đột phá mạnh mẽ, tập trung vào cải cách thể chế và tái cấu trúc thị trường vốn theo hướng lành mạnh, bền vững

136 views Link gốc

Chiều 6-2, tại tọa đàm "Nghị quyết 01 - Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp" do Báo Người Lao Động tổ chức, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp (DN) đã chỉ ra nhiều điểm nghẽn của nền kinh tế, trong đó có vấn đề vốn tín dụng cạn kiệt, môi trường đầu tư - kinh doanh thiếu thuận lợi và thủ tục pháp lý gây cản trở.

Bất động sản vẫn khó

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), nhìn nhận năm 2022 "là năm mà tính chất khó khăn ở mức khắc nghiệt nhất" đối với DN bất động sản, dù bất động sản là ngành quan trọng bậc nhất trong 21 nhóm ngành của nền kinh tế. Trong đó, khó khăn liên quan đến pháp lý chiếm tỉ lệ đến 70%.

Chủ tịch HoREA dẫn chứng nếu năm 2017, thị trường bất động sản có 42.991 sản phẩm được tung ra thì đến năm 2022 giảm còn hơn 12.100 sản phẩm. Đáng chú ý, tốc độ giảm quy mô trong lĩnh vực bất động sản tăng dần theo từng năm. Nguyên nhân, theo ông Lê Hoàng Châu, là do những vướng mắc pháp lý dẫn đến thiếu dự án trên thị trường. "Thời gian qua, có tình trạng nhà thầu dừng triển khai dự án khiến nhiều công nhân mất việc. Nhiều DN giảm 50% nhân sự, giảm lương 80%. Có DN muốn vay tiền trả lương tháng 13 cho công nhân cũng khó. 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa sống còn với DN bất động sản nên nếu không có giải pháp hiệu quả thì kết quả sẽ không tốt" - ông Lê Hoàng Châu nói.

Gỡ rào cản, khơi dòng vốn - Ảnh 1.

Các đại biểu trao đổi bên lề tọa đàm “Nghị quyết 01 - Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp”.Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Lê Thành, phản ánh mặc dù nhà ở xã hội là lĩnh vực bất động sản được khuyến khích đầu tư nhưng DN vẫn không dễ triển khai dự án. Dù Chính phủ đã chỉ đạo tập trung tháo gỡ cho thị trường bất động sản cũng như có chủ trương phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trong vài năm tới nhưng chính sách hỗ trợ chưa đến được DN. Hoặc dù có chính sách hỗ trợ DN nhưng để được hỗ trợ là một con đường rất dài. Thực tế, nếu làm nhà ở xã hội với lợi nhuận khoảng 10%, thời gian triển khai kéo dài đến 5 năm thì lợi nhuận mỗi năm chỉ 2% - rất thấp so với gửi tiết kiệm ngân hàng. "Nếu DN không có nhiều tâm huyết như chúng tôi thì chắc sẽ không làm. Chưa kể, DN làm rồi lại bị thanh tra, kiểm tra liên tục" - ông Nghĩa bày tỏ.

Một thực tế khác được ông Nghĩa phản ánh là chính sách đang chỉ tập trung hỗ trợ người mua mà không hỗ trợ DN, trong khi nếu không có DN đầu tư xây dựng thì sẽ không có dự án. "Ngân hàng thương mại hiện chỉ hỗ trợ lãi suất, vốn ưu đãi cho người vay mua nhà ở xã hội mà không có nguồn tiền nào để DN vay đầu tư nhà ở xã hội. Nếu có 1.000 người đang có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì nhà đâu để mua? Chúng tôi đang phải vay vốn đầu tư nhà ở xã hội với lãi suất 14%/năm và với mức này thì không thể kéo giá nhà ở xã hội giảm" - ông Nghĩa bức xúc.

Quan trọng hàng đầu là cải cách thể chế

Cộng đồng DN cho hay trong bối cảnh hiện tại, khó khăn về vốn, lãi suất vẫn là bài toán đau đầu. Do đó, để góp phần hỗ trợ DN giảm bớt khó khăn, nhà nước cần có nhiều hơn chính sách tài khóa ưu đãi song song với tháo gỡ rào cản liên quan thủ tục, điều kiện đầu tư - kinh doanh và các vấn đề pháp lý khác.

Theo ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, nhiều DN xuất khẩu đang thiếu đơn hàng, phải "liệu cơm gắp mắm". Do vậy, DN mong muốn được giảm lãi suất các khoản vay hiện tại để giảm áp lực tài chính. Bên cạnh đó, tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế GTGT về 8% như năm 2022 và giãn thuế GTGT trong 6 tháng. "Các DN đang có nguồn hàng và có đầu ra tốt rất cần nguồn vốn từ việc chậm nộp thuế GTGT để quay vòng. Để triển khai Nghị quyết 01 một cách tốt nhất, chính sách này là một giải pháp quan trọng" - ông Trần Việt Anh lý giải.

Tại TP HCM, chương trình cho vay kích cầu đã hỗ trợ rất tốt cho DN giai đoạn 2016-2020 nhưng bị dừng từ năm 2021 đến nay. Cộng đồng DN rất mong TP HCM nối lại chương trình này để hỗ trợ vốn kích cầu đầu tư cho các ngành công nghiệp trọng điểm và một số lĩnh vực như giáo dục, môi trường... "Bên cạnh nguồn lực vốn, nguồn lực đất đai cũng rất quan trọng. DN rất cần những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn để nguồn lực đất đai có thể đóng vai trò mở đường, từ đó khơi thông nguồn lực về vốn" - ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, nêu quan điểm.

TS Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - nhận định để khơi thông dòng vốn cho DN, cần đẩy mạnh cải cách thể chế. Dẫn phản ánh của DN bất động sản về tỉ lệ vướng mắc đến từ thủ tục hành chính hiện chiếm tỉ lệ đến 70%, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: "Quan trọng hàng đầu lúc này phải là giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính và cải cách thể chế. Cụ thể, phải rà soát, hệ thống lại các chính sách nhằm tái cấu trúc thị trường vốn cho bất động sản và khơi thông nguồn vốn vào thị trường này. Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại gồm trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư... Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, vai trò của nguồn vốn tín dụng vẫn rất quan trọng" - TS Vũ Tiến Lộc lưu ý. 

Gỡ vướng gói hỗ trợ lãi suất 2%

Trả lời câu hỏi của DN gửi đến tọa đàm, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP HCM, cho hay một trong những vướng mắc dẫn đến DN khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất 2% từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là quy định về đánh giá khả năng phục hồi của DN. "Gói hỗ trợ lãi suất 2% được triển khai cho 11 nhóm ngành khác nhau. Các tổ chức tín dụng đã đưa ra quy chế, quy trình thực hiện và đang trong thời gian triển khai. Tuy nhiên, có thực tế là có sự e ngại từ phía DN trong tiếp cận nguồn vốn này. Có ngân hàng thương mại còn chủ động mời DN lên để làm thủ tục hỗ trợ nhưng DN không thật sự mong muốn" - ông Nguyễn Đức Lệnh thông tin thêm.

Trân trọng cảm ơn các đơn vị đồng hành

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

- Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh (Kim Oanh Group).

- Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital.

- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

THÁI PHƯƠNG
 


Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Xuất hiện nhiều thủ đoạn phạm tội mới về tham nhũng, đòi nợ

DNVN - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới để tham nhũng, ...

Quốc hội “chốt” mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%

(NLĐO) - Quốc hội đã thống nhất đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 là từ 6,0-6,5%

Lại rộ lừa đảo mua sắm trực tuyến

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên kênh bán hàng này ngày càng gia tăng, nhất là vào mùa cao điểm mua sắm cuối năm

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.