Gỡ khó dòng tiền từ tài trợ chuỗi cung ứng

Ngày 17/3/2023, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC và Công ty TNHH Tài chính số IFPC đồng tổ chức Hội thảo “Tài trợ chuỗi cung ứng đối với Fintech: Cơ hội và thách thức trong nền kinh tế số”.

181 views Link gốc

Khó tiếp cận vốn

Một trong các thách thức chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là khả năng tiếp cận tài chính và các nguồn vốn lưu động. Tỷ lệ doanh nghiệp có thể tiếp cận tài chính chỉ là 30%. Trong khi, 70% còn lại khó hoặc không thể tiếp cận. Con số đáng chú ý trên được ghi nhận theo nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê và được Chuyên gia chương trình Tài trợ Chuỗi Cung ứng tại Việt Nam, Tổ chức tài chính Quốc tế IFC nhấn mạnh lại tại hội thảo “Tài trợ chuỗi cung ứng đối với Fintech: Cơ hội và thách thức trong nền kinh tế số” tại TP. Hồ Chí Minh mới đây.

Đại diện IFC chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như việc thiếu tài sản bảo đảm, không có đất đai nhà cửa mà chỉ có các khoản phải thu, hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh hay các động sản khác, sự thiếu tính minh bạch về tài chính kế toán, phương án kinh doanh còn chưa khả thi… Từ phía các nhà cung cấp giải pháp tài chính, trên thực tế, thị trường cũng đang thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các định chế tài chính còn chưa đa dạng hóa sản phẩm cung cấp.

Tại Việt Nam, tỷ lệ dư nợ tín dụng có tài sản bảo đảm là động sản (thường là khoản phải thu và hàng hóa) vẫn ở mức thấp dù đang dần tăng – chiếm tỷ trọng khoảng 30%. Trong khi đó, hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng đã được hình thành và hoạt động phổ biến ở nhiều nước phát triển hơn 20 năm qua nhưng vẫn chưa được chú trọng và tập trung phát triển ở thị trường Việt Nam. Theo đại diện của IFC, đây cũng chính là vấn đề khiến IFC trăn trở và ra quyết định ký kết hợp tác toàn diện với Công ty TNHH Tài chính Số IFPC, một đại diện tiên phong trong lĩnh vực tài trợ chuỗi cung ứng trên nền tảng số, vào hồi tháng 11/2022 để thúc đẩy mảng tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam.


 

Gỡ khó bằng giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng trên nền tảng số

Bài toán vốn là hạn chế lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi dòng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn yếu, khó huy động nguồn vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, thường xuyên có một lượng vốn không nhỏ của các doanh nghiệp này bị “đóng băng” như các khoản phải thu khách hàng chưa đến hạn thanh toán theo thỏa thuận giữa các bên. Giải pháp tối ưu nhất để tận dụng nguồn vốn bị tạm “chiếm dụng” trên là sử dụng giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng.

Theo ông Huỳnh Minh Việt - Tổng Giám Đốc IFPC, các nhà cung cấp có thể cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động (giảm vòng quay khoản phải thu) bằng cách nhận thanh toán sớm hơn so với thời điểm người mua thanh toán theo lịch. Bên cạnh đó, người mua cũng có thể cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động khi kéo dài số ngày phải trả (DPO), khi các nhà cung cấp trong chuỗi đã được tài trợ thanh toán sớm.

Giải pháp tài chính trên càng quan trọng hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn lưu động hoặc vay vốn ngân hàng. Hiểu rõ được vai trò của mình, các đơn vị như IFPC sẽ đứng trung gian cung cấp giải pháp tài chính giải quyết bài toán vốn lưu động giữa bên mua – bên bán trong chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa IFPC và nhiều tổ chức tài chính khác là Công nghệ Số. Quy trình tiếp nhận hồ sơ nhanh, ký kết hoàn toàn điện tử 100%. Để thực hiện tài trợ dựa trên khoản phải thu, người mua xác nhận khoản phải trả trên hệ thống IFPC, sau khi thông tin được cập nhật trên hệ thống, nhà cung cấp sẽ nhìn thấy thông tin khoản phải thu và đặt lệnh online trên IFPC để thực hiện giao dịch. Sau khi các giao dịch được ký kết (hoàn toàn trực tuyến), IFPC chuyển tiền thanh toán cho nhà cung cấp. Toàn bộ quá trình giao dịch và giải ngân chỉ diễn ra nhanh chóng trong vòng 3 -5h làm việc.

Công ty Cổ phần Hóa chất & Xơ sợi Maruni, một doanh nghiệp hoạt động sản xuất giấy, bột giấy, sợi dệt vải và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, vào tháng 5/2021 đã trở thành một trong những đối tác bên mua đầu tiên tham gia sử dụng dịch vụ của IFPC. Với vai trò bên mua hàng, doanh nghiệp nhận thấy những lợi ích như nới rộng thêm chu kỳ thanh toán trong trường hợp cần thiết, hỗ trợ cho đối tác nhà cung cấp có khoản thanh toán sớm, đồng thời, các nhà cung cấp trong chuỗi cũng rất hài lòng khi có một đơn vị thứ ba hỗ trợ vốn lưu động, đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả.

Một khách hàng khác của IFPC là Công ty TNHH Hydro-Tek Việt Nam, một công ty chuyên mua bán thiết bị khí nén, thủy lực, cũng đã gia nhập IFPC từ tháng 01/2022 với vai trò nhà cung cấp trong chuỗi. Việc đưa thêm các bên mua sử dụng dịch vụ IFPC qua hình thức xác nhận công nợ là Công ty TNHH Takako Việt Nam (giao dịch lần đầu 200 triệu vào tháng 1/2022) và Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam (giao dịch lần đầu 700 triệu vào tháng 7/2022), doanh nghiệp đã phát triển kinh doanh vượt bậc nhờ vòng quay vốn lưu động được tài trợ bởi IFPC.

Cũng theo ông Phạm Đỗ Nhật Vinh – Thành viên Điều hành, Trưởng Khối Tư vấn Ngành Tài chính – Ngân hàng thuộc KPMG Việt Nam, một trong các xu hướng chủ đạo thời gian tới là các mô hình hợp tác nhằm mở rộng dải sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực fintech. Việc các ngân hàng mua lại và hợp tác với fintech cũng giúp mở rộng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ mục tiêu tiếp cận các phân khúc khách hàng cũng phổ biến trên toàn cầu. Các fintech như IFPC đóng vai trò như cánh tay nối dài vươn rộng đến mạng lưới khách hàng, giải quyết bài toán vốn của các doanh nghiệp, càng cần thiết hơn trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện tại.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.