Gỡ 'rào cản' để doanh nghiệp nông nghiệp phát triển

Việt Nam được xếp vào top 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản nhưng tiêu thụ ở thị trường nội địa gần 100 triệu dân lại gặp phải những vướng mắc bởi quy định bất hợp lý. Do đó, để tạo môi trường cho DN đầu tư vào nông nghiệp, ngoài sửa cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật… thì quan trọng không kém là sửa “thái độ” phục vụ.

289 views Link gốc

Đây chỉ là một trong nhiều vấn đề được trao đổi trong buổi làm việc giữa cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệpvới Bộ NN&PTNT về một số tồn tại, vướng mắc trong văn bản quy phạm pháp luật diễn ra sáng ngày 7/7.

Nhiều rào cản gây khó doanh nghiệp

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho hay, hiện Việt Nam được xếp vào top 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản nhưng tiêu thụ ở thị trường nội địa gần 100 triệu dân lại gặp phải những vướng mắc.

Cụ thể, Thông tư 10 cấm kháng sinh Enrofloxacin vì thị trường Nhật Bản, Mỹ cấm loại kháng sinh này, trong khi thị trường EU lại chấp nhận một lượng rất nhỏ. Đấy là lý do dẫn đến một số hàng hóa có thể xuất khẩu vào châu Âu nhưng các siêu thị ở Việt Nam không chấp nhận do vướng quy định này.

thuy-san-vao-sieu-thi-3516-1625650680.jp

Hàng thủy sản có thể xuất khẩu sang EU nhưng lại không thể đưa vào các siêu thị của Việt Nam vì một quy định tại Thông tư số 10 của Bộ NN&PTNT.

Đại diện VASEP cho biết, đã báo cáo vấn đề này để Bộ NN&PTNT và các bộ ngành chức năng nắm tình hình, hiện tại các bộ, ngành đang kêu gọi người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, vì vậy trước bất cập nhỏ này cần có nghiên cứu kỹ hơn, từ đó điều chỉnh văn bản pháp luật cho phù hợp.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, đề xuất bãi bỏ chứng nhận hợp quy đối với thuốc thú y vì đã cókiểm soát theo tiêu chuẩn GMP, đăng ký lưu hành đầy đủ hơn so với hợp quy. Nếu quản lý hợp quy thì sẽ rất chồng chéo, thêm khâu quản lý, trong khi quốc tế cũng không có đăng ký hợp quy.

Bà Hương cho hay các nước nhập khẩu thuốc Việt Nam cũng chỉ yêu cầu được chứng nhận GMP mà không yêu cầu đăng ký hợp quy. Nếu DN tiếp tục phải chứng nhận hợp quy sẽ làm mất thời gian, chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm thuốc thú y, chăn nuôi; giảm sự canh tranh của sản phẩm chăn nuôi.

Nêu bất cập từ việc sản phẩm sữa nhập khẩu phải kiểm dịch, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam chia sẻ, các sản phẩm sữa chế biến có bổ sung thêm canxi, collagen… thì không còn vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, Bộ cần bãi bỏ quy định này. Cùng với đó, trình tự kiểm dịch thú y rất phức tạp, hàng về đến Hải Phòng phải đưa về kho, sau đó lại mời và xin lịch để được thông quan.

"DN vẫn phải qua 2 cổng: Hải quan và thú y. Tại sao các bộ, ngành không kết nối với nhau để tạo ra một cửa cho DN", ông Trung cho biết.

Sửa 'thái độ' phục vụ

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, hiện nay ngành này đang vật lộn với thị trường và dịch bệnh. Tăng trưởng gia cầm 6 tháng là tăng trưởng âm, so với giá năm 2020 nhiều mặt hàng giảm 30%. Theo đó, Bộ NN&PTNT cần xem xét bỏ giấy phép con trong nhập khẩu vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.

Về thực hiện Luật Chăn nuôi, Chính phủ và Bộ đã có các nghị định, thông tư, nhưng quá trình thực hiện rất khó khăn.Một số quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn không phù hợp với thực tiễn. Điển hình như Thông tư 04 về hợp quy thức ăn gây khó dễ, tốn kém thời gian và chi phí cho DN. "Thực chất hợp quy là để quản lý chất lượng mà quản lý chất lượng thức ăn, thuốc thú y đã có những quy định khác cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, các nước trên thế giới cũng không có quy định này", ông Sơn nhấn mạnh.

Trước phản ánh của cộng đồng DN, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, các DN nông nghiệp đóng vai trò dẫn dắt thị trường, để tạo thành chuỗi giá trị. Như vậy, cần có môi trường tốt hơn, một hệ sinh thái để kết nối DN với nông dân.

Ngành nông nghiệp đang quản lý, cấp phép khoảng 20 loại giấy chứng nhận đến hẹn phải cấp lại. Theo quy định, khi hết hạn thì cơ quan quản lý phải đi kiểm tra để cấp lại. Trong điều kiện COVID-19, Bộ sẽ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ có nghị quyết để điều chỉnh quy định này với các điều kiện như kiểm tra tuyến để tháo gỡ khó khăn cho DN.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các hoạt động về cấp phép về kiểm dịch trong xuất nhập khẩu hiện nay còn một số vướng mắc. Hiện ngành đã giảm 157 mã hàng hóa (HS) từ trên 300 mã hàng phải kiểm tra. Thời gian tới, Bộ tiếp tục đưa ra các giải pháp để giảm số mặt hàng cần kiểm tra. Đồng thời, thời gian kiểm tra cũng cần phải nhanh hơn, thái độ phục vụ tốt hơn và có ứng dụng công nghệ để tránh DN phải chờ đợi.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nêu vấn đề: Để tạo môi trường cho DN đầu tư vào nông nghiệp, ngoài sửa cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật… thì quan trọng không kém là sửa “thái độ”. Bởi, nhiều quy định các bên đều thấy đúng nhưng cách thức triển khai quy định đó đôi khi khiến hiệu quả công việc chưa cao. Một nền hành chính phục vụ đúng nghĩa thì thái độ là gốc, cần thay đổi”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ ra.



Thế Giới Di Động thu hồi tất cả các khoản đầu tư vào trái phiếu

Trước đó, Thế Giới Di Động từng ghi nhận đầu tư 1.611 tỷ đồng vào trái phiếu ngắn hạn trong báo cáo tài chính quý III năm ngoái.

Doanh nghiệp miệt mài góp nhặt đơn hàng xuất khẩu

Không ngồi chờ khó khăn đi qua, các doanh nghiệp đang miệt mài tìm kiếm đơn hàng để thu về những đồng ngoại tệ từ xuất khẩu, bất kể đơn hàng lớn hay nhỏ.

Đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững

DNVN - Là nền kinh tế có độ mở lớn và trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, cơ hội đan xen thách thức, Việt Nam không thể đứng yên. Việc tái định vị doanh nghiệp (DN), đổi mới sáng ...

Cơn bĩ cực của doanh nghiệp xây dựng

Thị trường khó khăn, doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng, càng làm càng lỗ, bị nợ đọng, trả dự án, thậm chí tạm ngừng kinh doanh…

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng, "giữ việc" cho người lao động

Dù đã gần hết quý I, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, sắp xếp tối ưu hóa sản xuất để "giữ việc" cho người lao động.

VCCI đồng hành doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn

DNVN - Phó Chủ tịch VCCI Việt Nam Võ Tân Thành nhấn mạnh, là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng Íao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, ...

Đề xuất áp dụng thuế suất thấp hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

DNVN - Theo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về mức thuế suất đối với doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp ...

Gỡ khó dòng tiền từ tài trợ chuỗi cung ứng

Ngày 17/3/2023, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC và Công ty TNHH Tài chính số IFPC đồng tổ chức Hội thảo “Tài trợ chuỗi cung ứng đối với Fintech: Cơ hội và thách thức trong nền kinh tế số”.