Giảm lãi suất chưa đủ cứu doanh nghiệp

Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh sự cố gắng lớn của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp cũng mong mỏi được các ngành khác tháo gỡ khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa, giảm thuế, phí...

452 views Link gốc

 

Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chi Minh sản xuất giãn cách trong mùa dịch bệnh.
Doanh nghiệp TP Hồ Chi Minh sản xuất giãn cách trong mùa dịch bệnh.

Giảm lãi cần thực chất, hỗ trợ đúng đối tượng

Hơn 1 năm dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã “đến giới hạn chịu đựng”, không còn khả năng trả nợ gốc, lãi ngân hàng đúng hạn. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Vietravel Holdings cho biết: Các ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) giảm lãi vay thời điểm này là tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp. Nhưng chính sách cần rõ ràng để những cam kết của ngân hàng thương mại trở thành hiện thực. Nhóm doanh nghiệp du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự chia sẻ của đối tác, trong đó có ngân hàng. “Doanh nghiệp vay vốn tại một ngân hàng với lãi suất 9%/năm từ cuối năm ngoái đến nay. Mặc dù nhiều lần kiến nghị giảm lãi khoản vay hiện hữu nhưng chưa thấy ngân hàng phản hồi. Chúng tôi mong các ngân hàng đừng hô hào, cần giảm lãi thiết thực cho doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quang Toàn, Giám đốc công ty TNHH xây dựng Quang Toàn chia sẻ.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp ngành du lịch, Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN), UBND TP Hồ Chí Minh và các bộ, ngành cần sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay. Theo đó, không chỉ giảm lãi, ngân hàng không nên áp dụng chuyển nhóm nợ; ân hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu.

 

Công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ tại khu vực phía Nam.
Công nhân làm việc tại doanh nghiệp hoạt động ‘3 tại chỗ’ tại khu vực phía Nam.

Theo kết quả khảo sát nhanh hơn 100 doanh nghiệp của Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA), hơn 84% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) gặp khó khăn do đợt bùng phát lần thứ 4 dịch COVID-19. Trong đó, thiếu vốn kinh doanh chiếm 40%; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.

“Các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động tuy được ban hành kịp thời nhưng mức độ hấp thụ của doanh nghiệp rất thấp. Một số chính sách giãn thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất… thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Lãi suất khoản vay mới phải có tài sản bảo đảm giảm hơn, nhưng vẫn cao so với lãi suất ngân hàng huy động từ tiền gửi tiết kiệm; nhu cầu vay trả lương giữ chân người lao động hầu như không khả thi”, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch HUBA cho biết. Theo ông Chu Tiến Dũng, ngành Thuế nên giãn thuế cho doanh nghiệp, không tận thu những khoản nhỏ mà dồn lực chống buôn lậu, chuyển giá để bù đắp hụt thu từ sản xuất, kinh doanh.

Trong những ngày qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MBBank, VIB, ACB, Sacombank, TPBank… đã giảm lãi suất cho vay ít nhất 1%/năm từ nay đến cuối năm 2021. Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng Giám đốc MB cho biết: Trước mắt, MB sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn không có doanh thu hoặc doanh thu giảm với lãi suất giảm 1% hoặc hơn, đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp theo là sản xuất và khách hàng cá nhân (đối tượng trả góp từ lương). Dựa trên đánh giá tác động của dịch COVID-19, VIB vừa giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với mức giảm trung bình 1,5%, áp dụng từ nay đến hết ngày 31/12.

Theo ước tính, sẽ có hơn 8.500 khách hàng được giảm lãi suất là các doanh nghiệp thuộc ngành nghề ưu tiên của Chính phủ, DNN&V, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Khốn khổ về lưu thông hàng hóa

Bố trí công nhân khu công nghiệp lưu trú an toàn để ổn định sản xuất.
Bố trí công nhân khu công nghiệp lưu trú an toàn để ổn định sản xuất.

COVID-19 bùng phát đang khiến các doanh nghiệp vận tải hàng hoá “căng như dây đàn” vì yêu cầu ra – vào của nhiều tỉnh, địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, Giám đốc điều hành Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thủy than phiền: “Tối muộn nhận được tin đồng thời từ đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn than thở: Có nhất thiết phải như thế này không? Hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ như thế nào? Không công ty nào nào có đủ lái xe để chạy một cuốc và nằm chờ 14 ngày đâu”.

VLA đã có văn bản khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng một số bộ, ngành, địa phương có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 mà vẫn duy trì được lực lượng vận tải hàng hoá, thay vì duy nhất cách thức xét nghiệm như trên. “Nếu không, chuỗi vận tải sẽ đứt gãy, dẫn tới chuỗi hàng hoá bị ảnh hưởng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng”, đại diện VLA cho biết.

“Đề nghị cần thêm thời hạn đối với giấy xét nghiệm COVID-19 vì thời hạn 3 ngày đủ thời gian cho tài xế hoàn thành 1 chuyến xe trong nội tỉnh và lân cận nhưng chuyến xe từ Nam ra Bắc cần thời gian tối thiểu 7 ngày kể cả thời gian giao nhận hàng”, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết.

Ông Nguyễn Văn Quyền kiến nghị các địa phương có thể bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm tại trạm dừng nghỉ được xác định tại cửa ngõ của các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lái xe, điều đó cũng tránh việc xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm dịch. “Các địa phương hoặc đơn vị vận tải nên bố trí nơi ở tập trung cho tài xế, ưu tiên ngay tại các bãi đậu để thuận tiện trong kiểm soát và hạn chế lái xe tiếp xúc khi trở về từ vùng dịch”, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết.

Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các bộ, ngành liên quan và các địa phương “về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa”. Theo đó, không kiểm tra chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 với người đi trên xe chở hàng hóa lưu thông trong nội tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tuy nhiên ngày 20/7, nhiều tỉnh khu vực phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16 vẫn yêu cầu lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.

Trước việc mỗi địa phương thực hiện một kiểu, tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT vừa thống nhất cùng các địa phương không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa lưu thông trong nội vùng đang thực hiện Chỉ thị 16. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo vận tải hàng hóa được lưu thông thông suốt, không bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời điểm 19 địa phương đồng loạt thực hiện giãn cách xã hội.

Giảm lãi nhưng phải đảm bảo an toàn hệ thống

Các ngân hàng thương mại đã giảm thêm lãi suất khoảng 1% trong 6 tháng cuối năm. Nhu cầu của doanh nghiệp muốn thấp hơn nữa nhưng còn phụ thuộc vào quan hệ huy động vốn. Nếu lãi suất tiết kiệm giảm thấp hơn nữa sẽ không đảm bảo huy động được. Muốn giữ mặt bằng huy động hiện nay, mức lãi suất cho vay phải ở mức độ hợp lý. Các ngân hàng cũng phải tính đến yếu tố an toàn tài chính, nếu không, nợ xấu trong tương lai sẽ là hiện hữu, làm mất an ninh, an toàn cho chính hệ thống tín dụng.

Mong hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT

Gói hỗ trợ khó khăn do COVID-19 trị giá 26.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ có quyết định ban hành, trong đó 7.500 tỷ đồng sẽ dành cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh được đánh giá là “cú hích” để kích thích, vực dậy nền kinh tế. Điểm mới là gói hỗ trợ lần này giảm tối đa thủ tục, tạo điều kiện đơn giản, thông thoáng nhất để doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động thụ hưởng. Tuy nhiên, dù điều kiện được nới lỏng hơn nhưng để đạt tiêu chí và đến được tay các doanh nghiệp cũng không hề đơn giản. Số lượng doanh nghiệp được vay với lãi suất 0% mà không nợ xấu (theo yêu cầu) chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến phần lớn doanh nghiệp kiệt quệ, nhiều khoản vay khó trả, nợ cũ chồng nợ mới nên không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được tiêu chí này.

Điều doanh nghiệp thực sự cần ở thời điểm này là được hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế giá trị gia tăng (VAT). Nên có gói dành riêng cho doanh nghiệp, trong đó miễn, giảm thuế và tiền đóng góp; cần ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất, thứ nữa đến các doanh nghiệp du lịch và đầu tư du lịch. Tránh trường hợp doanh nghiệp không sản xuất, doanh nghiệp đầu tư lại được hưởng ưu đãi, dẫn đến hỗ trợ không đúng đối tượng...



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.