Giải tỏa điểm nghẽn để Mobile Money tăng tốc

Sau 6 tháng thử nghiệm, với số lượng người dùng dịch vụ Mobile Money đạt rất thấp, nhà mạng đã đề xuất nhiều giải pháp khơi thông điểm nghẽn này.

144 views Link gốc

Vì sao chưa đạt mục tiêu?

Đầu năm 2022, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đặt mục tiêu kết thúc năm 2022 sẽ đạt 100% người sử dụng điện thoại di động có tài khoản Mobile Money, tức là hơn 123 triệu tài khoản Mobile Money. Thế nhưng, đến nay, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money mới đạt hơn 1,1 triệu khách hàng, hơn 3.000 điểm kinh doanh Mobile Money đã được thiết lập với tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán đạt hơn 12.800 đơn vị.

Ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, sau 6 tháng thí điểm, VNPT đã có hơn 500.000 tài khoản Mobile Money được mở với 2.400 điểm nạp tiền, 2.100 điểm chấp nhận thanh toán…

Một trong những lý do được ông Hy chỉ ra là 40-50% khách hàng tiếp cận dịch vụ Mobile Money là ở thành phố, nên hạn mức thanh toán 10 triệu đồng/tháng là quá thấp. Bên cạnh đó, tài khoản Mobile Money của các nhà mạng chưa được liên thông với nhau và chưa liên thông với đại lý của các trung gian thanh toán khác.

Còn ông Nguyễn Văn Tấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VinaPhone thì cho rằng, điều kiện để mở tài khoản Mobile Money rất chặt chẽ khi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu KYC (định danh khách hàng điện tử) chính xác, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được định danh, xác thực theo các quy định của Chính phủ về đăng ký thuê bao di động và số thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money.

“Trong khi giai đoạn hiện tại, hầu hết các ngân hàng đã cho phép khách hàng đăng ký tài khoản online và eKYC mà không vướng nhiều bước kiểm tra như đăng ký tài khoản Mobile Money. Việc này làm mất đi tính ưu việt của Moble Money và làm doanh nghiệp thí điểm phải tốn thêm nguồn lực để phát triển thuê bao di động trở thành khách hàng Mobile Money”, ông Tấn chia sẻ.

Đồng quan điểm, bà Phạm Minh Tú, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ số MobiFone cho rằng, hạn mức của Mobile Money tối đa 10 triệu đồng, thấp hơn ví điện tử rất nhiều, chứ chưa bàn đến ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần cập nhật một số điều kiện của Mobile Money để giảm bớt sự bất cân xứng với các phương thức thanh toán khác.

“Khoảng 50% lượng đăng ký không thành công của 3 nhà mạng liên quan đến tình trạng sai lệch thông tin chứng minh thư/căn cước công dân. Nhiều khách hàng phải ra tận quầy để xác thực thông tin”, bà Tú nói.

Đề xuất các giải pháp mở

Để tăng số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Money, Viettel kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất Bộ Công an cho phép Viettel được kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để chuẩn hóa thông tin thuê bao và phục vụ phát triển Mobile Money.

Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 137/2015/NĐ -CP, các doanh nghiệp có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải có văn bản yêu cầu và được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì vậy, Viettel kiến nghị, Bộ báo cáo Chính phủ để ban hành nghị quyết quy định cụ thể việc cho phép các doanh nghiệp viễn thông được sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối trực tiếp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.

“Việc kết nối trực tiếp giúp cho doanh nghiệp xác thực và định danh khách hàng. Những thuê bao đã được doanh nghiệp viễn thông thực hiện đối chiếu và xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được phép đăng ký tài khoản Mobile Money. Từ đó, giúp đơn giản hóa thủ tục cung cấp dịch vụ Mobile Money cho khách hàng, góp phần triển khai nhanh Mobile Money, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt”, đại diện Viettel cho biết.

Còn Tập đoàn VNPT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét bỏ quy định thuê bao 3 tháng mới được đăng ký Mobile Money tại Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 9/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ để tăng khả năng và số lượng khách hàng tiếp cận sử dụng dịch vụ.

“Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan xem xét cho phép thuê bao di động không cần thực hiện định danh lại, cho phép doanh nghiệp thí điểm có thể mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp ngoài các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền, cho phép tài khoản Mobile Money liên thông với tài khoản ngân hàng”, đại diện VNPT đề xuất.

Được biết, nhiều khả năng trong quý III/2022, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) sẽ thực hiện xong việc kết nối liên thông tài khoản ngân hàng với tài khoản Mobile Money với nhà mạng đầu tiên. Tuy nhiên, các nhà mạng cho rằng, ngoài việc liên thông với tài khoản ngân hàng, cũng cần tính tới liên thông giữa các tài khoản Mobile Money của các nhà mạng khác nhau và các trung gian thanh toán.



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.