Gạo Việt chưa được trả đúng giá trị vì văn hóa thương mại kém

Trong khi có thể bán với giá 2.000 USD thì hiện gạo Việt Nam chỉ có thể bán hơn 1.000 USD/tấn vì văn hóa thương mại chưa tốt.

100 views Link gốc

Đây là ý kiến của ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tại hội thảo "Đánh giá tình hình tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), một số FTA khác và kiến nghị giải pháp", do Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức chiều vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo ông Bình, các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định EVFTA là cơ hội rất lớn cho ngành gạo Việt Nam nâng cao được vị thế và giá trị tại thị trường châu Âu, cũng như tác động lan tỏa ra các thị trường khác.

“Trước đây, khi Công ty tôi nhập khẩu gạo vào châu Âu, với mức thuế tôi vừa kể trên, có khi nhà nhập khẩu gạo của Công ty tôi phải đóng thuế tới 100 - 200 Euro/tấn, giờ với việc không đóng thuế nhập khẩu nữa, các nhà nhập khẩu có được mức giá rất cạnh tranh”, ông Bình cho biết.

Tuy nhiên, vì văn hóa thương mại của một vài doanh nghiệp còn kém, sang thị trường nào là tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm để giành khách hàng của doanh nghiệp Việt, khiến giá bán của gạo Việt đang thấp hơn giá trị thực tế. Trong khi có thể bán với giá 2.000 USD hiện chúng ta chỉ có thể bán hơn 1.000 USD/tấn.

Ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tại hội thảo
Ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tại hội thảo "Đánh giá tình hình tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), một số FTA khác và kiến nghị giải pháp".

“Mặc dù EVFTA mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp của tôi, nhưng chừng đó chưa phải là những gì tôi mong muốn. Trước đây, khi xuất khẩu gạo thơm, cao lắm chỉ 800 USD/tấn. Bây giờ, chúng tôi xuất với giá FOB là 1.008 USD/tấn, chưa có bao bì và vận chuyển. Theo tôi, mức giá đó bán tại thị trường Việt Nam không hề cao. Gạo sạch của Trung An đang bán cho người tiêu dùng tại Việt Nam nhiều năm nay đa số đều 25.000 – 30.000VND/kg (trên 1.000 dola Mỹ/tấn); như vậy bán vào châu Âu phải từ 1.500 USD đến 2.000 USD mới đúng với giá trị thật của nó. Nhưng vì chính thói mua bán cạnh tranh theo lối văn hóa thương mại kém của nội bộ doanh nghiệp Việt với nhau (luôn hạ giá thành xuống để giành khách hàng), khiến giá gạo Việt luôn thấp hơn giá trị thật khá nhiều”, ông Bình nói.

Đánh giá thị trường Mỹ - EU, các chuyên gia nhận định đây là các thị trường “chịu chơi”, sẵn sàng đưa ra giá cao cho các sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn.

Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị các doanh nghiệp nên tập trung nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn của gạo Việt nói riêng và các sản phẩm xuất khẩu nói chung thay vì chỉ chăm chăm hạ giá thành để cạnh tranh.

Giám đốc Trung An thốt lên: “Đâu phải quốc gia nào cũng có những cánh đồng lúa trù phú, tự nhiên như ở đồng bằng Sông Cửu Long!”

Chúng ta đang có nhiều lợi thế từ các FTA và cả từ vị trí địa lý, thổ nhưỡng, tài nguyên,… Điều các doanh nghiệp xuất khẩu là phát huy những lợi thế này và đưa thương hiệu Việt Nam vươn xa hơn.



Kiểm toán vẫn lưu ý khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines

Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân ...

Thành viên độc lập hội đồng quản trị cần có năng lực gì?

Khung năng lực thiết lập nên các tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với các thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Vinamilk giành 2 giải thưởng lớn tại Human Act Prize 2023

DNVN - Vinamilk đã giành giải Human Act Prize cho chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050, đồng thời được vinh danh Dự án bền bỉ với Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Vinamilk là đơn vị duy ...

Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.