Gamuda Land khởi đầu kế hoạch mở rộng quỹ đất với Bình Dương

Sau những bước đi thành công tại thị trường Việt Nam với 2 dự án đô thị sinh thái nổi bật tại Hà Nội và TP.HCM, Gamuda Land tiếp tục kế hoạch mở rộng quỹ đất và quy mô kinh doanh tại nước ta với bước đi đầu tiên là thâm nhập thị trường Bình Dương.

231 views Link gốc

Trong bối cảnh quỹ đất hạn chế và nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản bị kiểm soát chặt chẽ trong năm 2022, thì M&A hay chuyển nhượng dự án, sang nhượng thành phần là những "chìa khóa" để các doanh nghiệp có quỹ đất kết hợp với những đơn vị có năng lực phát triển dự án cùng nhau vượt qua khó khăn.

Vì lẽ đó, bất chấp những khó khăn của dịch bệnh trong 2 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn diễn ra sôi nổi hàng loạt thương vụ M&A, sang nhượng dự án giá trị lớn của các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm phát triển bất động sản dày dặn trên thị trường.

M&A: Lời giải cho bài toán quỹ đất của chủ đầu tư ngoại

M&A được coi là phương thức hữu hiệu giúp những doanh nghiệp khối ngoại giàu tiềm lực có thể giảm bớt thời gian, chi phí khi bước đầu tham gia thị trường Việt Nam hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Đồng thời cũng giúp gia tăng nguồn cung sản phẩm cho thị trường, góp phần bình ổn và đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao của người dân.

Phân tích về chiến lược đầu tư tại Việt Nam trong một tọa đàm kinh tế gần đây, ông Angus Liew – Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam nhận định không chỉ với Gamuda Land mà với tất cả các nhà phát triển dự án, M&A là giải pháp chiến lược để mở rộng kinh doanh nhanh chóng tại Việt Nam. Đó là cách thuận tiện nhờ tiết kiệm thời gian đền bù giải tỏa, thủ tục phê duyệt dự án… để có được một quỹ đất sẵn sàng triển khai dự án ngay.

Lãnh đạo Gamuda Land Việt Nam cũng cho rằng yếu tố để có được một thương vụ M&A thành công là là "đất sạch", nghĩa là phải nằm trong quy hoạch phân khu dân cư đã được Chính phủ phê duyệt, tỷ lệ 1/2000 được thông qua và hoàn chỉnh quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng.

"Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA, EVIPA, CPTPP. Ở khía cạnh kinh tế vi mô, với tất cả các hiệp định thương mại quốc tế này, Việt Nam là một điểm đến rất tốt để đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy xu hướng ngày càng tăng người dân Việt Nam đòi hỏi môi trường sống tốt hơn. Những yếu tố nguồn cầu cao đó khiến Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản", ông Angus Liew nhận định.

Gamuda Land khởi đầu kế hoạch mở rộng quỹ đất với Bình Dương - Ảnh 1.

Ông Angus Liew – Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam chia sẻ về chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh ở Việt Nam

Đại diện chủ đầu tư đến từ Malaysia đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt tại phía Nam, khuynh hướng đầu tư đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Các chủ đầu tư đang chuyển hướng phát triển dự án đến các khu vực vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An với số lượng sản phẩm mới dồi dào. Động lực chính đến từ các dự án hạ tầng giao thông làm tăng kết nối giữa các khu vực, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu về nhà ở ngày càng cao của người dân.

Nắm bắt cơ hội & sẵn sàng chi "mạnh tay" ở thị trường tiềm năng

Việt Nam đang là thị trường lớn thứ 2 của ông lớn bất động sản Malaysia. Theobáo cáo tài chính do doanh nghiệp công bố, dù gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19 nhưng trong năm 2021, thị trường Việt Nam vẫn mang về khoản doanh thu hơn 5.640 tỷ đồng cho tổng công ty, chiếm đến 75% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của Gamuda Land. Đây có thể xem là "quả ngọt" xứng đángcho quyết định "chi bạo" của chủ đầu tư này khi chỉ vừa đặt chân đến Việt Namvào năm 2007. Cụ thể, Gamuda Land đã chi 8.600 tỷ đồng vốn đầu tư ban đầu cho khu đô thị Gamuda City tại Hà Nội và 3.600 tỷ đồng cho Celadon City tại TP.HCM.

Gamuda Land khởi đầu kế hoạch mở rộng quỹ đất với Bình Dương - Ảnh 2.

Chia sẻ về chiến lược mở rộng quy mô của Gamuda Land trong thời gian tới, ông Angus Liew cho biết đang quan tâm đến các khu vực vệ tinh có cơ sở hạ tầng kết nối tiềm năng và có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng kết nối như loạt dự án hạ tầng ở TP.HCM đã giúp các tỉnh giáp ranh trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Và bước đi cụ thể đầu tiên trong kế hoạch đầy tham vọng này là mua lại một dự án thành phần của "siêu" dự án Thành phố mới thuộc TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Dự án nằm ở vị trí đắc địa ngay sát Khu trung tâm hành chính mới của Bình Dương và các tiện ích giáo dục, sức khỏe, thể thao,... tiêu chuẩn quốc tế.Gamuda Land đặt ra mục tiêu phát triển dự án trở thành khu phức hợp tâm điểm với các hoạt động văn hóa, thương mại sầm uất ở trung tâm Thành phố mới Bình Dương.

Gamuda Land khởi đầu kế hoạch mở rộng quỹ đất với Bình Dương - Ảnh 3.

Với vị trí đắc địa gần với Khu trung tâm hành chính mới của Bình Dương và các tiện ích tiêu chuẩn quốc tế, dự án của Gamuda Land hứa hẹn sẽ mang lại một không gian sống xanh hiện đại và tiện nghi cho cư dân.

Trong thời gian tới, Gamuda Land sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội phát triển thêm nhiều dự án nữa tại các thành phố vệ tinh và tỉnh giáp ranh TP.HCM. Chủ đầu tư tên tuổi đến từ Malaysia đang quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình tại Việt Nam như các dự án phức hợp cao tầng, nhà ở thương mại… Đây đều là những phân khúc mà Gamuda hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai, ông Angus Liew cho biết thêm.

https://cafebiz.vn/gamuda-land-khoi-dau-ke-hoach-mo-rong-quy-dat-voi-binh-duong-20220629184553814.chn

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.