Elon Musk: Chúng ta thừa sức xây các lò phản ứng hạt nhân "siêu an toàn"

"Tôi đang nói đến phản ứng phân hạch, không cần thiết phải là phản ứng nhiệt hạch. Bạn đã có một lò phản ứng nhiệt hạch lớn trên bầu trời rồi. Nó được gọi là mặt trời và nó xuất hiện mỗi ngày", Musk nói.

393 views Link gốc

"Tôi ủng hộ năng lượng hạt nhân", Elon Musk đã nói vậy tại "The B-word", một hội nghị trực tuyến được tổ chức bởi Crypto Council for Innovation với tuyên bố sẽ "làm sáng tỏ và trong sạch các câu chuyện chính thống về đồng tiền điện tử Bitcoin".

Nhưng trở lại chuyện năng lượng, vị tỷ phú sáng lập SpaceX và Tesla lập luận rằng hạt nhân được coi là một nguồn "năng lượng sạch". Đó là bởi phản ứng hạt nhân không giải phóng khí nhà kính trong suốt quá trình chúng ta dùng nó để tạo ra điện.

Tiếng xấu của điện hạt nhân đến từ một số tai nạn nghiêm trọng trong quá khứ, từ các nhà máy điện hạt nhân thế hệ cũ được xây dựng và vận hành một cách cẩu thả bởi con người.

"Tôi nghĩ rằng các nhà máy điện hạt nhân hiện đại bây giờ đã an toàn, trái ngược với những gì mọi người có thể nghĩ", Musk nói. "Thực sự mà nói, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra những lò phản ứng hạt nhân rất an toàn, cực kỳ an toàn. Tôi đang nói đến phản ứng phân hạch. Bạn không cần thiết phải dùng tới phản ứng nhiệt hạch".

Phân hạch hạt nhân là quá trình được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân thông thường. Với phản ứng phân hạch, một neutron va đập vào một nguyên tử lớn hơn và tách nó thành hai nguyên tử nhỏ hơn, giải phóng năng lượng.

Nhiệt hạch là phản ứng ngược lại với phân hạch. Với phản ứng nhiệt hạch, các nguyên tử nhỏ hơn đập vào nhau và liên kết thành một nguyên tử nặng hơn, từ đó giải phóng năng lượng. Nhiệt hạch cũng chính là quá trình mặt trời tạo ra năng lượng.

"Bạn đã có một lò phản ứng nhiệt hạch lớn trên bầu trời rồi. Nó được gọi là mặt trời và nó xuất hiện mỗi ngày", Musk nói.

Thế nào là phản ứng phân hạch và nhiệt hạch?

Một số người trước đây nói rằng phản ứng nhiệt hạch là một cách an toàn hơn để tạo ra năng lượng hạt nhân. Lập luận chủ yếu cho rằng quá trình phân hạch tạo ra chất thải phóng xạ có thể gây nguy hiểm bởi chu kỳ bán rã của chúng rất dài.

Trong khi đó, phản ứng nhiệt hạch không tạo ra chất thải phóng xạ tồn tại lâu trong môi trường, cùng với nhiều ưu việt khác như năng lượng mà chúng tạo ra hoặc nguồn nhiên liệu đầu vào rất dồi dào và dễ kiếm.

Vấn đề là, với các công nghệ hiện nay chúng ta chỉ có thể tạo ra các phản ứng nhiệt hạch có năng lượng thấp, với lượng nhiệt thoát ra chỉ đủ để duy trì phản ứng của chính nó. Sẽ không có năng lượng dư thừa, hay "năng lượng ròng" để nung nóng hơi nước hay chạy tuabin máy phát điện.

Có một số công ty vẫn đang theo đuổi một tham vọng, tạo ra được một công nghệ kiểm soát phản ứng nhiệt hạch để thương mại hóa nó. Nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa thành công.

Tại "The B-word", Elon Musk không nói chi tiết về cách có thể tạo ra các nhà máy điện hạt nhân "cực kỳ an toàn", hay liệu ông sẽ xây dựng một nhà máy với công nghệ đột phá hay không. Nhưng Musk đã công khai ủng hộ việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong nhiều năm nay.

"Chúng ta nên xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân hơn", ông từng nói trong cuộc phỏng vấn năm 2007 với PBS. "Tôi nghĩ đó là chắc chắn là cách tốt hơn để tạo ra năng lượng so với một nhà máy điện than hoặc một nhà máy điện khí tự nhiên".

 Elon Musk: Chúng ta thừa sức xây các lò phản ứng hạt nhân siêu an toàn  - Ảnh 1.

Tỷ phú Bill Gates cũng rất hứng thú với lĩnh vực năng lượng hạt nhân, ông đã thành lập một công ty hạt nhân tiên tiến có tên là TerraPower.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, khoảng 20% ​​năng lượng được tạo ra tại Mỹ hiện nay là từ phản ứng hạt nhân, cụ thể là phân hạch.

Công nghệ năng lượng hạt nhân thông thường sử dụng quá trình phân hạch vẫn được phát triển và tiếp tục cải tiến trong những năm qua. Ví dụ, tỷ phú Bill Gates cũng đã thành lập một công ty hạt nhân tiên tiến có tên là TerraPower. Và họ đang sử dụng các công nghệ đổi mới hơn nhiều so với các nhà máy điện hạt nhân cũ.

Tất nhiên, lúc nào chúng ta cũng sẽ có những sự phản đối gay gắt đối với việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

Những người phản đối điện hạt nhân nói rằng phương pháp sản xuất điện này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro lớn, bất chấp những đổi mới công nghệ. Theo họ, giải pháp tốt hơn chúng ta có thể làm là tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như điện gió và điện mặt trời.

Thanh Long

Pháp luật & bạn đọc



Bài học chuyển đổi số nhìn từ câu chuyện của thành phố Huế

Bằng cách triển khai ứng dụng Hue-S, Thừa Thiên Huế đã đảm bảo mục tiêu chuyển đổi số gắn chặt với từng người dân và vì lợi ích người dân.

Thời cơ lớn cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam

Để nắm bắt được các cơ hội rất lớn này, việc xây dựng uy tín, thương hiệu, khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, ứng dụng đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp các doanh ...

Chuyển đổi số giúp nông nghiệp mở thị trường xuất khẩu

Chuyển đổi số để giúp truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm thuận lợi chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tiêu thụ, xuất khẩu mặt hàng này.

Thời công ty công nghệ là “thiên đường phúc lợi" đã qua?

Cơn ác mộng sa thải và đóng băng tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới.

Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó trước các mối đe dọa an ninh mạng

DNVN - Ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Quốc gia Fortinet Việt Nam nhấn mạnh trong năm 2023 và những năm năm tiếp theo sẽ xuất hiện nhiều các cuộc tấn công quy mô lớn của tội phạm mạng, do đó doanh ...

Thu phí "tích xanh" - bước đi sai lầm của Meta?

Nhiều người cho rằng CEO Meta, Mark Zuckerberg, đang bắt chước bước đi của CEO Twitter-Elon Musk, cố gắng tận thu để tăng lợi nhuận giữa lúc hãng đang sụt giảm doanh thu.

Cảnh báo lừa đảo mua sắm trực tuyến mùa săn sale

Vội vàng tin theo các quảng cáo, nhiều người tiêu dùng đã bị lừa tiền triệu khi mua sắm vào những đợt giảm giá.

'Mỏ vàng' mới của Grab

GrabMaps vừa trở thành nhà cung cấp dữ liệu cho Amazon Location Service, một dịch vụ định vị của Amazon Web Services (AWS) với hơn 50 triệu địa chỉ trên khắp Singapore, Campuchia, Việt Nam, Philippines, ...

Google mất 100 tỷ USD vốn hoá vì một câu trả lời sai

Alphabet Inc (công ty mẹ Google) đã mất 100 tỷ USD giá trị thị trường khi chatbot mới của công ty này là Bard chia sẻ thông tin không chính xác trong một video quảng cáo.