Dòng tiền cạn đáy, dệt may, da giày khó phục hồi sản xuất

Doanh nghiệp cạn vốn, người lao động bỏ về quê, các quy định khắt khe trong lưu thông để phòng chống dịch… là những trở ngại lớn với ngành dệt may, da giày khi phục hồi sản xuất.

266 views Link gốc
.
Doanh nghiệp sản xuất da giày đã kiệt quệ sau một thời gian dài giãn cách, nhưng mở cửa lại cũng không dễ.

Xuất khẩu “ngấm đòn”

Làn sóng Covid-19 lần thứ tư xảy ra khi ngành dệt may và da giày bước vào mùa cao điểm trong sản xuất, với số lượng đơn hàng tăng mạnh khi các thị trường truyền thống Mỹ, EU và Trung Quốc đều phục hồi. Đợt dịch này đã ảnh hưởng trực tiếp tới các khu công nghiệp, khiến cho hàng ngàn lao động bị nhiễm và rất nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất.

Bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham) khẳng định, Amcham tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong phục hồi sản xuất, bởi Việt Nam vẫn là trung tâm sản xuất lớn của nhiều nhãn hàng Mỹ. Amcham cũng tiếp tục kêu gọi tài trợ vắc-xin cho Việt Nam để tăng độ phủ vắc-xin cho lao động dệt may, da giày, nhằm ngăn chặn tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. 

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, dệt may và da giày là 2 ngành sử dụng nhiều lao động nhất, với 3,5 triệu lao động trực tiếp và 1,5 triệu lao động gián tiếp, đóng góp lớn cho xuất khẩu. Năm 2019, xuất khẩu 2 ngành này gần 60 tỷ USD.

Cơ hội xuất khẩu theo các FTA rất lớn cho 2 ngành, nhưng Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã làm chuỗi cung ứng của 2 ngành ảnh hưởng trầm trọng. Năm 2020, cả 2 ngành đều tăng trưởng âm sau nhiều năm tăng trưởng dương và tình hình tệ đi nhiều tính từ đợt dịch từ cuối tháng 4/2021 đến nay.

Ông Cẩm cho hay, đợt dịch lần thứ tư đã khiến 28 tỉnh, thành phố phải giãn cách theo Chỉ thị 15 và 16. Dệt may có 1,2 triệu lao động đóng tại các địa phương này, kéo xuất khẩu tháng 8 giảm xấp xỉ 16% so với tháng 7 và gần 2,7% so với tháng 8/2020. Sang tháng 9, tình hình chưa mấy cải thiện khi xuất khẩu chỉ đạt 3 tỷ USD, giảm trên 9% so với tháng 8 và 10,5% so với cùng kỳ 2020.

Xuất khẩu giày dép cũng lao dốc, chỉ đạt khoảng 700 triệu USD trong tháng 9, giảm hơn 44% so với cùng kỳ 2020. Trong khi đó xuất khẩu túi xách cũng giảm 48%, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tháng 9 giảm gần 24% so với cùng kỳ.

Phương án phòng chống dịch không thống nhất tại các địa phương, nơi đóng nơi mở, nơi chặt nơi lỏng đã khiến sản xuất, lưu thông đã khó càng thêm khó.

Các nhãn hàng vì lo ngại bị chậm trễ thời gian giao hàng đã chuyển những đơn hàng chưa sản xuất ra nước ngoài. Khoảng 18% doanh nghiệp EU đã chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam. 60% doanh nghiệp dệt may và da giày bị nhãn hàng phạt vì giao hàng chậm.

Doanh nghiệp kiệt quệ

Công bố Báo cáo về ngành dệt may - da giày trong làn sóng Covid-19 năm 2021, TS. Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động nhấn mạnh, doanh nghiệp trong 2 ngành này đã kiệt quệ.

Trung tâm sản xuất tại miền Nam đã mất 10 tuần ngừng hoạt động, có 17 khu công nghiệp tại TP.HCM chỉ hoạt động 26,4% công suất và dự kiến thiếu 35-37% lao động tới cuối năm 2021. Đối với doanh nghiệp hoạt động theo “3 tại chỗ”, chi phí vận hành trong đại dịch tăng mạnh, chi phí chống dịch tốn thêm hơn 2,2 tỷ đồng/tuần cho 1 nhà máy quy mô 1.100 lao động.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) bức xúc, doanh nghiệp đã kiệt quệ sau một thời gian dài giãn cách, nhưng mở cửa lại cũng không dễ. “Điều kiện mở cửa sản xuất đối với doanh nghiệp quá phức tạp, việc di chuyển công nhân đi làm vấp phải quy định khác nhau tại mỗi địa phương, khiến việc phục hồi sản xuất tại doanh nghiệp thực sự nan giải”, bà Xuân phản ánh.

Tương tự, thông tin về khó khăn của doanh nghiệp dệt may, bà Nguyễn Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Vitas cho biết, doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn đều rất khó về tài chính. “Tôi vừa trao đổi với Chủ tịch một doanh nghiệp FDI dệt may, họ nói dòng tiền trong doanh nghiệp đã cạn đáy rồi, nói gì đến doanh nghiệp trong nước chủ yếu quy mô vừa và nhỏ”.

Trước hàng loạt khó khăn về hồi phục sản xuất, dồn sức cho 3 tháng cuối năm và đầu năm 2022, bà Mai khuyến nghị, cần phải khẩn cấp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ càng nhanh thì càng sớm phục hồi niềm tin của người lao động đối với Chính phủ và doanh nghiệp. Tâm lý của họ được hồi phục sẽ tác động đến quyết định quay trở lại nhà máy làm việc sớm, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành đơn hàng, chuẩn bị đơn hàng mới.

Ngoài TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai có tỷ lệ tiêm vắc-xin cao, vắc-xin cần được ưu tiên cho các tỉnh, thành phố nhiều khu công nghiệp để lao động trong các nhà máy trở lại sản xuất an toàn.

Cách thức hỗ trợ để kéo người lao động trở lại nhà máy cũng được nhiều chuyên gia đề xuất. Đó là các địa phương cần hỗ trợ khẩn cấp người lao động khi quay về địa phương, cần có sự trao đổi giữa địa phương với doanh nghiệp để tiêm vắc-xin cho đội ngũ lao động này, hỗ trợ phương tiện tàu xe trở lại thành phố, tạo điều kiện về chỗ ở an toàn cho họ.

Với doanh nghiệp đã trong cảnh cạn kiệt tài chính, bà Mai đề xuất, cần miễn giảm thuế thu nhập năm 2021, hỗ trợ lãi vay để doanh nghiệp có dòng tiền cho sản xuất trên tinh thần loại thuế, phí nào giảm được, miễn được thì phải thực hiện ngay.



Thế khó của nhà hàng, quán cà phê sống nhờ ứng dụng giao đồ ăn

Nhu cầu chi tiêu giảm, đồng nghĩa chủ nhà hàng, quán cà phê càng giảm giá, khuyến mãi, quảng cáo trên các ứng dụng giao đồ ăn, họ càng tự "cắt máu" chính mình.

Ngân hàng tung cơn lốc ưu đãi dịp cuối năm

Nam A Bank vừa triển khai chương trình khuyến mại “OPBA vi vu ba miền”, khách hàng có cơ hội nhận hàng trăm ngàn phần quà hấp dẫn như: Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, Iphone 14 pro, Macbook Air M1, AirPods ...

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là "nỗi đau" của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và ...

Lãi suất liên tục 'hạ nhiệt' - cơ hội 'vàng' cho người vay mua nhà, kinh doanh

Mơ ước sở hữu ngôi nhà “an cư, lạc nghiệp” hay nhu cầu có thêm nguồn vốn ưu đãi để quay vòng vốn dịp cuối năm, mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh dần được ...

Cho vay đầu tư công rủi ro nợ xấu cao

Theo Thống đốc NHNN, nguyên nhân chủ yếu là các phương án tài chính của các dự án thường không đúng như với phương án tài chính xây dựng ban đầu.

Tổng Cục QLTT: Quyết tâm truy quét hàng giả trên không gian mạng

Theo thông tin Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian qua, việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử nở rộ tại Việt Nam, nhất là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hình thức này càng ...

Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết năm 2024

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung ...

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.