Đói vốn, kẹt thủ tục, doanh nghiệp bất động sản lo bị thôn tính

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nguồn lực cho vay ngày càng ít, doanh nghiệp bất động sản ngày càng kiệt quệ và đứng trước nguy cơ bị thôn tính dự án.

126 views Link gốc

Theo ông Châu, năm 2023 là năm bản lề, mang ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp bất động sản. Nếu được gỡ khó, doanh nghiệp sẽ hồi phục, còn nếu không, rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải rời cuộc chơi.

Dòng vốn là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước có nhiều thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc giãn nợ, giảm lãi suất, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Tuy vậy, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp ngày càng khó khăn.

“Hiện nay chúng tôi cũng đang lo về nguy cơ thôn tín dự án bất động sản. Tới đây, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng khó khăn hơn. Từ ngày 1-10-2022, theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng điều chỉnh từ 37% xuống 34%. Đến 1-10-2023 sẽ tiếp tục giảm còn 30%. Điều này có nghĩa ngân hàng thương mại có 10 đồng thì chỉ được dùng 30 đồng cho vay bất động sản. Nguồn lực cho vay ngày càng ít đi trong khi các doanh nghiệp đang kiệt quệ”, ông Châu cho biết.

Theo HoREA, bất động sản phục hồi, lan tỏa sẽ thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác. Vừa qua, khi các nhà thầu dừng triển khai dự án, nhiều công nhân đã mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm 50% nhân sự, giảm lương 80%.

Trong bối cảnh nguồn vốn ngày càng khan hiếm, HoREA mong mỏi NHNN sẽ ban hành thông tư về cơ cấu nợ bởi dòng tiền vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bất động sản. Nếu không được cơ cấu nợ, doanh nghiệp không có tiền triển khai dự án, dòng tiền sẽ không quay trở lại doanh nghiệp.

Tuy vậy, theo ông Châu, vốn không phải là vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay với doanh nghiệp bất động sản, vướng mắc lớn nhất nằm ở pháp lý.

“Khó khăn pháp lý chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản”, ông Châu khẳng định.

Hiện nay, nguồn cung bất động sản ngày càng giảm. Nếu năm 2017 thị trường bất động sản có 42.991 sản phẩm được tung ra thì năm 2022 chỉ hơn 12.100 sản phẩm. Nguyên nhân là do nhiều dự án vướng mắc pháp lý.

“Chúng tôi đang cùng doanh nghiệp tháo gỡ. Ở các nước, đa phần là nhà ở vừa túi tiền, trung cấp, còn nhà cao cấp siêu sang phải đếm trên đầu ngón tay. Nhưng tại Việt Nam, tình trạng này ngược lại. Nhà ở xã hội thiếu trầm trọng”, ông Châu cho hay.

Cuối năm 2022, Thủ tướng đã ký các công điện liên tục để yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho thị trường  bất động sản, song theo các doanh nghiệp, đến nay vẫn chưa có văn bản nào được ban hành.

Hiện, các doanh nghiệp đang rất trông chờ Hội nghị tín dụng bất động sản tổ chức vào ngày 8/2 tới đây, mong Chính phủ có giải pháp cụ thể hơn.

Liên quan tới các kiến nghị của HoREA, ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản có vai trò lớn và tiềm năng lớn của nền kinh tế. Hồi phục thị trường bất động sản là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thu hút dòng tiền trở lại thị trường bất động sản, trước hết phải giải quyết các vấn đề về thể chế và pháp lý, thủ tục hành chính. 

"Theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, 70% vướng mắc hiện nay của các DN đến từ thủ tục hành chính. Nếu đúng như vậy thì quan trọng hàng đầu phải là giải quyết vướng mắc thủ tục và thể chế.  Trong điều kiện hiện nay, tâm lý sợ sai đang phổ biến, các bộ ban ngành đang có những hướng dẫn chồng chéo thì việc đưa ra những quy trình để triển khai  hết sức cần thiết. Nên chăng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có văn bản để quy định vấn đề này", ông Lộc đề nghị.

Cũng theo ông Lộc, quá trình khôi phục thị trường bất động sản sẽ là quá trình sàng lọc rất đau đớn, sẽ có những DN buộc phải rời thị trường, có những doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Nguồn vốn ngân hàng phải tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Quan trọng là sự minh bạch của thị trường bất động sản và chính sự minh bạch sẽ dẫn dắt dòng vốn đầu tư vào thị trường này.



Dòng tiền bám theo khu công nghiệp

Nhà đầu tư bất động sản song hành cùng các nhà sản xuất công nghiệp hướng đến những tỉnh thành có giá đất rẻ nhưng thuận lợi về giao thông.

Tập trung gỡ khó cho bất động sản

Thị trường bất động sản đến nay vẫn còn tới gần 800 dự án vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ

Tìm ngòi nổ kích hoạt dòng tiền vào bất động sản

Nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản vừa có khả năng tăng giá, vừa tạo ra dòng tiền.

Giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp

Đối tượng được giảm là tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền hàng năm.

Doanh nghiệp cần thêm chính sách chuyển đổi xanh

Nhận thức về chuyển đổi xanh ngày càng được nâng cao nhưng nhiều doanh nghiệp đang không biết phải thực hành thế nào do chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích rõ ràng.

Các toà nhà văn phòng chạy đua chứng nhận xanh

Trước nhu cầu ngày càng cao của khách thuê, thị trường văn phòng cho thuê đang chứng kiến sự chạy đua của các chủ đầu tư dự án để đạt chứng nhận xanh quốc tế.

Áp lực dòng tiền đeo bám doanh nghiệp bất động sản

Ba nguồn vốn chính từ khách hàng, phát hành trái phiếu và tín dụng ngân hàng đều chưa được khơi thông.

Thị trường chung cư Hà Nội qua đáy

Chính sách kích cầu từ chủ đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất và quà tặng đã giúp tăng sức mua trên thị trường căn hộ.

10 dự án ở Bình Dương được phép bán nhà

Các dự án được bán nhà ở hình thành trong tương lai chủ yếu thuộc ba địa phương là TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát của tỉnh Bình Dương.