Đổi mới công nghệ cho sản xuất sạch hơn

(KD&BM) - Kiểm soát ô nhiễm từ đầu nguồn đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công ghiệp tại các làng nghề ở Hà Nội trong những năm qua bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực khi mà nhiều hộ dân tại làng các làng nghề đã ý thức được sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường thông qua công tác quản lý nội vi và đầu tư chuyển đổi công nghệ.

301 views Link gốc

Từ năm 2013 Làng nghề gốm Bát Tràng và Gốm Kim Lan của Huyện Gia Lâm đã được Sở Công Thương Hà Nội chọn triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi sử dụng năng lượng đốt lò gốm từ nhiên liệu hóa thạch sang dùng lò gas, đồng thời tập huấn cho các hộ dân thực hành tốt 5S nhằm tạo môi trường sản xuất xanh, sạch, ít phát thải.

Đến nay trở lại làng nghề Gốm Bát Tràng và Kim Lan, khách đến thăm quan và mua hàng không còn những con đường lầy lội đen ngòm của nước trộn than cám chảy ra vào trời mưa hoặc bụi bốc lên khi trời nắng hoặc thấy những cột khói đen đặc từ các lò gốm bốc lên xen lẫn  sự ngột ngạt, không khí đặc quánh do khí CO2 phát thải trong quá trình đốt than  của các lò nung gốm mà thay vào đó là bầu không khí trong lành, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, khang trang do toàn bộ các hộ sản xuất gốm ở đây đã chuyển đổi công nghệ nung gốm từ nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu sạch không phát thải ( điện và gas).

Bên cạnh đó, sau khi chuyển đổi thành công lò nung không phát thải, nhận thức được những lợi ích mà công nghệ mang lại cho chất lượng sản phẩm, tạo môi trường sống xanh, sạch, nhiều hộ dân đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất mà tập trung là đưa máy móc hiện đại vào khâu làm đất vì đây là công đoạn gây phát tán nhiều bụi, năng suất thấp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.

Nhận thức được điều đó, với sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội, năm 2020 Công ty TNHH Ceramics Thanh Bình, xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đã quyết định đầu tư  Dây chuyền sản xuất đất cao lanh có thể đáp ứng khối lượng lớn với các kích thước sản phẩm khác nhau, phù hợp với thị hiếu khách hàng, giảm được giá thành, giảm được nhân công, cũng là giảm được gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp và đặc biết là giảm phát thải bụi trong quá trình làm đất ra môi trường.

Ông Đào Việt Bình,  Giám đốc Công ty TNHH Ceramics Thanh Bình cho biết: Dây chuyền được đầu tư với số tiền 680 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí khuyến công của Hà Nội hỗ trợ 300 triệu đồng, sau khi hoàn thành đầu tư dây chuyền đã cho kết quả tốt khi mà năng suất lao động tăng lên, chi phí nhân công giảm, giảm lượng tiêu hao nguyên liệu đất, môi trường làm việc của người lao động sạch hơn.

Là một trong những cơ sở đầu tiên của Làng nghề Gốm Kim Lan tham gia chương trình sản xuất sạch của Sở Công Thương Hà Nội triển khai từ năm 2012 thông qua dự án chuyển đổi lò nung gốm truyền thống bằng than sang lò nung gas, lúc đó cơ sở sản xuất gốm Thanh Bình ( nay là Công ty TNHH Ceramics Thanh Bình) đã nhận thức được  sự cần thiết phải đổi mới công nghệ để hướng đến phát triển bền vững. “ Năm 2018 chúng tôi chính thức thành lập doanh nghiệp, có thể khẳng định từ các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún để từng bước trưởng thành những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ không thể không ghi nhận sự đồng hành của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đối với chúng tôi. Điều này được thể hiện thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ thiết thực, cụ thể từ các hoạt động tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính cho đến thị trường…”, ông Đào Văn Bình chia sẻ.

Việc đầu tư chuyển đổi lò nung gốm truyền thống đốt than sang lò nung gốm đốt gas hiện đại đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cơ sở sản xuất gốm Thanh Bình khi đó. Công nghệ mới đã giúp giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng xuống còn 2-5% trong khi trước kia với lò thủ công thì con số này khá cao khoảng 20%. Đồng thời, môi trường làm việc của công nhân đã được cải thiện cũng như giảm được 20% lượng chất thải ra môi trường, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Và giờ đây với việc dây chuyền sản xuất đất cao lanh được đầu tư, chắc chắn Công ty sẽ hiện thực hóa được các ý tưởng sáng tạo của mình về sản phẩm, chất lượng và năng suất được nâng cao, môi trường làm việc an toàn, ít phát thải, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Ông Vương Đăng Hoa,  Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội cho biết: Để hỗ trợ các cơ sở sản xuất tại làng nghề chuyển đổi công nghệ, chúng tôi đã tham gia đánh giá, tư vấn sản xuất sạch hơn, cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm, từ đó triển khai các mô hình thí điểm nhằm giúp các cơ sở sản xuất nhận thức được lợi ích của các hoạt động sản xuất sạch hơn cũng như năng suất chất lượng của sản phẩm trong bối cảnh thị trường Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những chuẩn mực về thẩm mỹ, chất lượng sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng đã thay đổi và yêu cầu ngày càng cao. Do vậy các cơ sở sản xuất để đứng vững được trên thị trường cũng đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng được các chuẩn mực, yêu cầu trên.

Thu Hường



Chuyển đổi số, giảm tiếp xúc doanh nghiệp, khôi phục kênh dẫn vốn bền vững

Năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục có nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính sẽ chuyển đổi số mạnh mẽ trên 3 phương diện là ...

Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đề xuất hướng đi cho chuyển đổi số

DNVN - Các công ty thuộc Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) rất tích cực trong đổi mới công nghệ. Hiệp hội này đã đề xuất một số chính sách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ...

Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?

Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

Khai thác dữ liệu số để tạo giá trị

DNVN - Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2023 với sợi chỉ đỏ xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liêu số để tạo ra giá trị”.

Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

Doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn được ưu đãi gì?

Theo dự thảo nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp tham gia vào cơ chế thử nghiệm có thể nhận được nhiều ưu đãi về chuyển giao công nghệ, tiếp cận vốn ...

Cần chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ để đón “đại bàng”

DNVN - Để đón dòng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cần có chính sách đủ mạnh với ngành công nghiệp hỗ trợ, trợ lực nhiều hơn nữa để doanh nghiệp có thể thích ứng được với ...

“Nóng” cuộc đua thanh toán số

Thanh toán số được biết đến là cuộc đua giữa ngân hàng số, ví điện tử, mã QR và Mobile Money. Mới đây, thị trường đã có thêm những người chơi mới.