Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận: Hành trình hiện thực hóa giấc mơ về sản phẩm “cà phê quốc dân”

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc điều hành Meet More Coffee đã tiên phong trong sản xuất cà phê nông sản mới, với khát khao đưa Meet More Coffee trở thành thương hiệu “cà phê quốc dân”.

729 views Link gốc
.
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận, giám đốc điều hành Meet More Coffee:

1.

Người Thụy Sỹ không trồng nhiều cà phê, nhưng họ có thương hiệu cà phê trong top 10 thế giới. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê thô, song thương hiệu Việt trên bản đồ cà phê của thế giới còn mờ nhạt.

Việt Nam còn tự hào là quốc gia nhiệt đới xuất khẩu trái cây trong top 20 thế giới, trái thanh long ở Việt Nam chỉ có giá vài chục ngàn đồng/kg, thậm chí rẻ hơn, nhưng tại siêu thị Lotte ở Seoul (Hàn Quốc) được bán với giá khoảng 600.000 đồng/trái.

Trong thời đại thông tin ngày nay, không quá khó để biết được, món nào bán ở đâu và giá bao nhiêu là hợp lý. Song, phần lớn người tiêu dùng trong nước vẫn chưa có thói quen đón nhận các sản phẩm mới theo tiêu chí hàng Việt Nam, chất lượng tốt, giá hợp lý.

Điện thoại VSmart, Bphone hay ô tô VinFast… tất cả các sản phẩm mới “made by Vietnam” đều phải trải qua con đường gian khó là chinh phục người tiêu dùng Việt trên “sân nhà”.

Với mong muốn người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng rộng rãi các sản phẩm chất lượng và dinh dưỡng từ các nông sản Việt, Meet More Coffee đã chính thức khởi động chương trình “khởi nghiệp cùng thương hiệu Meet More”. Chương trình cũng nhằm giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thành công. Từ sứ mệnh đó, mô hình nhượng quyền “xe cà phê trái cây” đã chính thức ra đời.

Ngoài Meet More Coffee, doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận đang điều hành 2 công ty, trong đó có Hoàng Linh Group, một doanh nghiệp khá có tiếng trong lĩnh vực cửa nhôm kính, với thương hiệu VietstarWindow nổi tiếng trong nước và một số thị trường nước ngoài.

Công việc điều hành bận rộn, nhưng ông Luận luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho nhiều người mới khởi nghiệp để giúp họ tiến bước trên con đường làm kinh tế. Bởi, mong muốn của ông không chỉ là tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, mà còn là sự khắc khoải, mong chờ nước ta ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp liên kết để phát triển bền vững, cùng nhau vươn tầm quốc tế.

Đó là lý do ông Nguyễn Ngọc Luận chọn cho Meet More Coffee hòa tan vị trái cây con đường đi ra thế giới trước khi trở về Việt Nam, tương tự câu chuyện trước đây của cà phê PhilDeli chọn cách mua một thị trấn ở Mỹ để làm thương hiệu, trước khi giới thiệu sản phẩm ở trong nước.

Cà phê vốn dĩ là sản phẩm cơ bản, nguyên liệu thô, nên chỉ có câu chuyện thương hiệu mới góp phần giúp khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn giữa ly Starbucks có giá 80.000 đồng với ly cà phê nội địa chỉ từ 10.000 đồng đến hơn 20.000 đồng.

Đây là nguyên cớ để ông Luận cùng các cộng sự của mình chọn cho Meet More Coffee một hướng đi riêng của người tiên phong: sản xuất cà phê nông sản mới.

Cà phê Meet More là sự kết hợp độc đáo giữa cà phê nguyên chất và các loại trái cây, nông sản Việt Nam. Sau 2 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm cà phê trái cây Meet More đã chinh phục được rất nhiều khách hàng.

Chia sẻ về hướng đi chiến lược của Meet More Coffee, ông Luận cho biết, Công ty sẽ phát triển thêm nhiều loại cà phê trái cây khác có sẵn ở Việt Nam.

Meet More Coffee hiện có 5 vị, gồm: khoai môn, bạc hà, nhàu, xoài, dừa. Trong tương lai, thương hiệu này hướng đến 63 vị đặc trưng cho các loại nông sản ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, như thanh long Bình Thuận, xoài Tiền Giang… Dự kiến, cuối năm nay, Meet More Coffee sẽ cho ra đời cà phê trái cây dạng lon, đến đầu năm sau sẽ “chào sân” sản phẩm cà phê trứng.

Năm 2020, Meet More Coffee đạt tổng doanh số 50 tỷ đồng, trong đó thị trường xuất khẩu chiếm 90%. Sau khi xuất khẩu thành công sang Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Nga, Ấn Độ, ông Luận chính thức đưa Meet More Coffee quay lại chinh phục khách hàng trong nước gần một năm qua và doanh số từ thị trường nội địa hiện đã tăng hơn 30%.

2.

Gần đây, ông Luận thất bại trong huy động vốn từ Chương trình Shark Tank, vì chưa tìm được tiếng nói chung với các nhà đầu tư, nhưng điều đó không đồng nghĩa Meet More Coffee không thành công trong kêu gọi vốn.

Sự lan tỏa của Shark Tank ngay thời điểm phát sóng đã khiến website của Công ty bị sập nguồn, dù trước đó đã được đầu tư nâng cấp băng thông lên gấp 5 lần.

Ngay khi kết thúc chương trình, Meet More Coffee nhận được đơn đặt hàng từ khắp nơi đổ về và nhiều cá nhân khởi nghiệp muốn tìm hiểu mô hình nhượng quyền. Bên cạnh đó, có rất nhiều đối tác từ các tỉnh lân cận ghé thăm mô hình của Meet More Coffee và gần 300 đối tác trên khắp đất nước tìm hiểu, đặt vấn đề phân phối sản phẩm.

Ông Luận còn nhận được 16 lời đề nghị từ các nhà đầu tư bên ngoài Chương trình Shark Tank, trong đó có 2 công ty thực phẩm đến từ Mỹ và Đức, còn lại là các nhà đầu tư trong nước, mong muốn được gặp và trao đổi để đầu tư.

Thực tế, trong 2 năm qua, Meet More Coffee đã nhận được khá nhiều lời ngỏ đầu tư, nhưng ông Luận vẫn đang cân nhắc rất kỹ. Bởi Meet More Coffee không chỉ mang giá trị hiện vật, mà còn là niềm kỳ vọng sẽ sớm trở thành “sản phẩm quốc dân” của người Việt, được người Việt tự hào khi giới thiệu về sản phẩm từ nông sản Việt Nam. Đây là “bệ phóng” tạo nên những bước ngoặt mang tính đột biến sau này của Meet More Coffee.

Một trong những mục tiêu khi tham gia Shark Tank của ông Luận là nhằm truyền tải đến các nhà đầu tư và người tiêu dùng sứ mệnh đầu tiên và tiếp theo của thương hiệu này. Đầu tiên, ông muốn tiên phong đưa các dòng nông sản của Viêt Nam như cà phê, các loại củ, trái cây có tiềm năng lớn kết hợp lại với nhau để trở thành sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người dân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi người Việt hãy tự hào hơn khi sử dụng hàng Việt, mà còn là động lực cho phong trào thanh niên khởi nghiệp đang rầm rộ, nhưng chưa tạo hiệu ứng lớn mạnh.

Sứ mệnh tiếp theo là kết hợp cà phê cùng các loại nông sản ở trong nước với mong muốn nâng cao giá trị nông sản Việt trên thương trường quốc tế.

Chủ nhân của Meet More Coffee hiểu rõ thị trường ngách mà mình đang hướng đến: những người thích cà phê mà không uống được cà phê. “Meet More Coffee được đón nhận tại thị trường nước ngoài ngay từ những sản phẩm đầu tiên 3 năm trước. Chúng tôi kết hợp cà phê với trái cây để tạo nên đồ uống không chỉ để thưởng thức, mà còn có giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe”, ông Luận tự tin.

Trên thế giới, đã có rất nhiều sự kết hợp cà phê với sản phẩm khác, đạt doanh số hàng chục tỷ USD mỗi năm. Đó là tham vọng chiến lược của ông Luận trong tương lai với Meet More Coffee. Ông tin mình sẽ thành công, vì đây sẽ là dòng sản phẩm xu hướng chính ở Việt Nam trong vài thập kỷ tới.

Hiện nhiều doanh nghiệp đã sở hữu những sản phẩm mang tính “ngôi sao”, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những “ngôi sao” này vẫn mơ đến danh hiệu quốc dân, vì chỉ khi đạt được danh hiệu đó, thì mới đáng tự hào mỗi khi được nhắc đến. Thị trường vẫn đang chờ những thương hiệu sản phẩm như thế.

“Tham vọng suốt đời của tôi là luôn muốn chứng minh cho cộng đồng mục tiêu tạo ra sản phẩm có giá trị, mang hồn của Việt Nam. Làm sao để người nước ngoài mua lại sản phẩm của mình và phủ sóng khắp thế giới”, ông Luận nói.

3.

Năm nay, ông Luận 45 tuổi và không hề là “tay mơ” trong ngành thực phẩm - đồ uống (F&B). Ông đã trải qua 2 thập kỷ làm thuê với vị trí giám đốc ngành hàng sữa, nước ngọt cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, rồi trải qua kinh doanh ngành hàng vật liệu xây dựng…

Ông luôn tâm niệm, làm ở bất cứ ngành nào cũng phải thay đổi tư duy, tìm kiếm cái mới trong cái cũ, sản phẩm phải liên tục bắt trend (xu hướng) thị trường.

Người tiêu dùng Việt thường có tâm lý sính ngoại, dù chưa biết tốt xấu, thành phần thế nào. Do đó, ông Luận chọn con đường khẳng định thương hiệu ở nước ngoài rồi mới đưa về phát triển trong nước, có như vậy, giới trẻ mới nhanh chóng tiếp nhận sản phẩm.

“Tôi sẽ không thay đổi thế hệ cũ, cũng không đối đầu hay chạm đến các ông lớn trong ngành F&B. Tôi chỉ đặt mục tiêu bắt kịp xu hướng hoặc định hình thói quen mới của giới trẻ. Họ mới là người quyết định sự sống còn của sản phẩm trong 20 - 30 năm nữa”, ông nói.

Việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng của giới trẻ là yếu tố chính để doanh nghiệp phải thay đổi chiến thuật liên tục, thậm chí phải đánh đổi nhiều. Tiên phong có nhiều lợi thế, nhưng luôn kèm theo sự trả giá đắt đỏ, nên với ông Luận, muốn khởi nghiệp thành công phải liều, lì, lanh, lẹ.

Khi công ty phát triển đến quy mô lớn, thì tinh thần đam mê vẫn phải luôn hừng hực. “Nếu không có đam mê thật sự, mất ăn mất ngủ với doanh nghiệp và sản phẩm của mình, thì chắc chắn tôi đã thất bại 50%. Từ đam mê mới có được tinh thần xoay chuyển, nuôi năng lượng tích cực, thay đổi cục diện của mình, của thị trường”, ông Luận chia sẻ.

Tự nhận mình là tuýp người luôn nhìn ra cơ hội kinh doanh, kiếm tiền, dù đi đâu, gặp gỡ đối tác nào. Trong mọi trường hợp, ông luôn giữ lập trường vững vàng để thổi tinh thần tự hào về sản phẩm của Công ty cho nhân viên nhằm cùng nhau tạo ra sản phẩm “cà phê quốc dân” trong tương lai.



Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...