Doanh nghiệp Việt Nam được xếp hạng cao về chuyển đổi số

Theo nghiên cứu của DBS, 35% các doanh nghiệp Việt Nam đang thuộc nhóm "các nhà lãnh đạo đang phát triển" về mặt chuyển đổi số, đồng thời có tiềm năng lớn về hiệu suất số hóa trong tương lai.

55 views Link gốc

Nghiên cứu của tập đoàn dịch vụ tài chính DBS về chuyển đổi số cho thấy, các công ty ở Việt Nam (68%) đang xếp hạng cao hơn mức trung bình toàn cầu (64%) trong việc áp dụng cách tiếp cận chiến lược, nhất quán, hoặc triệt để để số hóa trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng.

Theo DBS, Việt Nam hiện đứng thứ hai trong số 10 thị trường được khảo sát, bao gồm Singapore, Australia, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ.

Phần lớn các công ty Việt Nam (63%) hài lòng rằng chuyển đổi số đang giúp họ đạt được lợi nhuận tổng thể, tiếp theo là cải thiện hiểu biết sâu sắc về khách hàng (61%) và năng lực cạnh tranh tổng thể trên thị trường (57%).

Hơn một nửa doanh nghiệp cho biết họ đã và đang sử dụng công nghệ số trong cung cấp dịch vụ và tương tác khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Các phát hiện của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các công ty Việt Nam (35%) đều thuộc nhóm "các nhà lãnh đạo đang phát triển" về mặt số hóa hoạt động tương tác với khách hàng, có tiềm năng lớn về hiệu suất chuyển đổi cao trong tương lai.

12% được phân loại là "nhà lãnh đạo chuyển đổi" luôn vượt trội so với mức trung bình toàn cầu trong việc số hóa mức độ tương tác với khách hàng của họ, chỉ 9% được phân loại là "người tụt hậu", bị hạn chế bởi nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi.

Ông Joo Young Park - Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng, DBS Việt Nam, cho biết: "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển và thu nhập cao vào năm 2045, trong đó số hóa là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tin rằng khát vọng này của Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên chiến lược của các công ty Việt Nam có tư duy tiến bộ".

Doanh nghiệp Việt Nam được xếp hạng cao về chuyển đổi số
Doanh nghiệp Việt Nam được DBS xếp hạng cao về chuyển đổi số

Theo ông Joo Young Park, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho quá trình chuyển đổi số để tận dụng tiềm năng thị trường dài hạn thuận lợi và duy trì tính cạnh tranh. Thúc đẩy chuyển đổi số cũng sẽ mang lại cho các công ty sự linh hoạt để nắm bắt các mô hình kinh doanh và hoạt động mới, đồng thời giúp thích ứng với những thay đổi của nhu cầu thị trường.

Mục tiêu quan trọng nhất của các công ty đối với chuyển đổi số là tăng hiệu quả, chẳng hạn như thông qua tự động hóa, tiếp theo là cải thiện sự cộng tác giữa các bộ phận chức năng và nhóm.

Hơn một nửa đơn vị được khảo sát đã áp dụng hiệu quả văn hóa hỗ trợ triển khai tầm nhìn chiến lược để thúc đẩy quá trình số hóa thành công.

Rào cản chính ngăn cản các công ty Việt Nam đạt được tiến bộ nhanh hơn trong chuyển đổi số là khoảng cách về trình độ nhân lực (42%) và những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu (35%).

Theo nghiên cứu của DBS, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các tổ chức giáo dục đại học để tăng cường các chương trình phù hợp cho tương lai số khi Chính phủ chú trọng nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục đại học.

Trong nghiên cứu, DBS nhận thấy vai trò ngày càng tăng của lĩnh vực tài chính, cũng như các nhóm thương mại trong việc tạo điều kiện cho sự đổi mới.

Trong lĩnh vực tài chính, công nghệ đám mây và phân tích nâng cao là những công nghệ số và thanh toán quan trọng nhất để thực hiện chuyển đổi số. 

Báo cáo tài chính và đầu tư là những hoạt động cốt lõi được ưu tiên số hóa. Đổi mới sáng tạo (khả năng suy nghĩ khác biệt về quy trình và/hoặc mô hình kinh doanh) và phân tích dữ liệu là những kỹ năng và thuộc tính được xếp hạng cao nhất để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trên toàn tổ chức một cách hiệu quả hơn.

Trong khi đó, các nhóm thương mại chỉ ra rằng cải thiện việc chia sẻ dữ liệu trong toàn tổ chức, xây dựng năng lực số mạnh mẽ hơn trong toàn doanh nghiệp và xây dựng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài, là những ưu tiên chính để cải thiện và tăng cường chuyển đổi số trong toàn tổ chức. Để đạt được các mục tiêu thương mại, bán hàng và tiếp thị cần được chuyển đổi số một cách cấp thiết nhất.

Phần lớn cho biết việc thiếu sự hợp tác giữa phòng ban thương mại và phòng ban tài chính và ngân quỹ khiến hoạt động chuyển đổi số của công ty trở nên khó khăn hơn mức cần thiết. Khó khăn trong việc truy cập dữ liệu là thách thức thường xuyên nhất đối với các nhóm làm việc cùng nhau hướng tới chuyển đổi số.

Ông Park bổ sung: "Việc xây dựng hạ tầng dữ liệu nội bộ, phát triển các chính sách quản trị dữ liệu mạnh mẽ và đầu tư vào công nghệ hỗ trợ như đám mây và các công cụ phân tích tiên tiến sẽ giúp các nhà lãnh đạo số đang phát triển ở Việt Nam nhận ra tiềm năng của họ và củng cố vị trí dẫn đầu về chuyển đổi số của đất nước".



Xây dựng văn hoá doanh nghiệp có nhân sự đa thế hệ

Bằng cách chấp nhận sự khác biệt, tăng cường sự học hỏi giữa các thế hệ và khuyến khích kết nối hợp tác, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc đa thế hệ tích cực và hiệu ...

Nỗ lực phát triển logistics tại Quảng Bình - Quảng Trị

Quảng Bình và Quảng Trị cùng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành những trung tâm logistics của khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đang tập trung nguồn lực ...

Kỳ lân VNG lỗ sau thuế hơn 1.500 tỷ đồng

Không chỉ đối mặt với các chi phí vận hành doanh nghiệp tăng cao trong năm 2022, VNG còn đang chật vật với các khoản đầu tư thua lỗ từ Tiki, ZaloPay cũng như các startup trong danh mục.

Doanh nghiệp lo khó tiếp tục; Thủ tướng yêu cầu hoàn thuế VAT ngay; Bộ trưởng Xây dựng hỏa tốc gỡ PCCC

Thủ tướng yêu cầu hoàn thuế VAT ngay cho doanh nghiệp; Bộ trưởng Xây dựng hỏa tốc gỡ thủ tục PCCC; đại biểu Quốc hội sốt ruột đề xuất hàng loạt chính sách mạnh hỗ trợ doanh nghiệp; HBC, ...

Đơn hàng lao dốc, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ hoạt động cầm chừng

DNVN - Chi phí đầu vào tăng, thị trường nhập khẩu giảm mạnh, lượng tồn kho tăng cao… đang khiến cho đa phần doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá ngừ đều đang hoạt động cầm chừng, rất cần sự ...

Đẩy nhanh hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, người dân

DNVN - Tổng cục Thuế vừa có công văn chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố đẩy mạnh giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho doanh nghiệp, người dân.

Phí xếp dỡ hàng tại cảng biển Việt Nam thấp nhất thế giới, chi phí logistics lại rất cao

Phí bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực như Campuchia, Myanmar, Singapore…

Chính sách nhân sự trong giai đoạn “tiền đắt”

Khi thị trường trở nên khó khăn và nguồn vốn đầu tư không còn dễ dãi, các start-up buộc phải điều chỉnh lại chiến lược nhân sự để tồn tại và hoạt động hiệu quả.

Tiếp đà phục hồi cho các hãng bay Việt

Kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2023 giúp các hãng hàng không Việt Nam lên kịch bản kinh doanh cho cả năm 2023 với nhiều mảng màu tươi sáng hơn.