Doanh nghiệp Trung Quốc có thể sẽ không còn tiếp tục được IPO tại Mỹ

Quyết định cứng rắn mới nhất của Bắc Kinh được cho là có nguyên nhân từ việc công ty sở hữu ứng dụng gọi xe Didi Global đã quyết tâm niêm yết cổ phiếu tại New York bất chấp phản đối từ cơ quan quản lý.

418 views Link gốc

Trong suốt 2 thập niên gần đây, các công ty công nghệ Trung Quốc đã đổ xô đến thị trường chứng khoán Mỹ.

Họ cảm thấy hấp dẫn với môi trường pháp lý thông thoáng hơn và nguồn vốn dồi dào từ phía các nhà đầu tư quốc tế ở đây. Giờ đây, tâm lý lạc quan đằng sau hàng trăm doanh nghiệp có giá trị 2 nghìn tỷ USD dường như đã giảm dần.

Theo Bloomberg, thông báo của Bắc Kinh vào ngày 10/7/2021 rằng tất cả các doanh nghiệp đang cố gắng niêm yết cổ phiếu ở nước khác sẽ cần phải nộp hồ sơ xin phép với một cơ quan quản lý an ninh mạng Trung Quốc có thể coi như vật cản quan trọng với ý định IPO tại Mỹ của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, theo các chuyên gia ngành lâu năm.

Giáo sư tại trưởng quản lý Guanghua thuộc đại học Peking ở Bắc Kinh, ông Paul Gillis, khẳng định: "Có thể sẽ không có doanh nghiệp Trung Quốc nào niêm yết cổ phiếu tại Mỹ trong vòng từ 5 đến 10 năm tới, ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn với các đợt niêm yết cổ phiếu thứ cấp".

Quyết định cứng rắn mới nhất của Bắc Kinh được cho là có nguyên nhân từ việc công ty sở hữu ứng dụng gọi xe Didi Global đã quyết tâm niêm yết cổ phiếu tại New York bất chấp phản đối từ cơ quan quản lý. Động thái mới từ phía Bắc Kinh không khỏi khiến cho các thị trường choáng váng. Chỉ số cổ phiếu của các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã giảm khoảng 30% so với mức đỉnh gần đây.

Đối với nhà đầu tư vào những doanh nghiệp còn chưa niêm yết cổ phiếu, hiện đang xuất hiện tâm lý lo lắng ngày một lớn dần về việc khi nào họ sẽ nhận lại được tiền của mình. Nhiều tổ chức tài chính phố Wall hiện đang chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng phí bảo lãnh sẽ giảm đi đáng kể, cùng lúc đó, Hồng Kông dự kiến sẽ hưởng lợi bởi doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cần đến lựa chọn thay thế an toàn hơn về chính trị để chào bán cổ phiếu.

Các thị trường Mỹ có tầm quan trọng không nhỏ với doanh nghiệp Trung Quốc. Làn sóng niêm yết đầu tiên của doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ bắt đầu từ năm 1999. Từ đó đến nay, hơn 400 doanh nghiệp Trung Quốc đã lựa chọn sàn Mỹ để niêm yết cổ phiếu, họ đã huy động về hơn 100 tỷ USD. Trong số các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục chào bán cổ phiếu tại Mỹ, nổi bật nhất phải kể đến các doanh nghiệp ngành công nghệ. Cổ phiếu của nhóm các doanh nghiệp này sau này được hưởng lợi từ một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ.

Công ty quản lý trang web trụ sở tại Hồng Kông có tên China.com Corp đã khởi đầu xu thế này sau khi công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq vào năm 1999 trong thời kỳ bong bóng dotcom. Cổ phiếu công ty đã tăng ngay 236% ngay khi chào sàn, nhờ vậy làm giàu cho những nhà sáng lập doanh nghiệp này. Vụ IPO này cũng giúp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhìn thấy con đường gọi vốn ngoại.

Không giống các doanh nghiệp tại Hồng Kông không phải chịu quá nhiều quy định ràng buộc về gọi vốn, các doanh nghiệp Trung Quốc đại lục đương đầu với nhiều khó khăn hơn. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành Internet vốn được cho là nhạy cảm, bị hạn chế, trong khi đó việc niêm yết cổ phiếu ở nươc ngoài cũng cần đến sự cấp phép của nhà chức trách địa phương.

Chính phủ Trung Quốc trong nhiều năm đã cố gắng hiện đại khóa thị trường chứng khoán nước này. Thị trường chứng khoán Trung Quốc mới được mở cửa vào năm 1990, thị trường chứng khoán Trung Quốc từng bị đóng cửa 40 năm trước do một số lý do chính trị. Năm 2009, Trung Quốc cũng chính thức đưa vào hoạt động sản ChiNext tại Thâm Quyến. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, doanh nghiệp Trung Quốc đã được tạo điều kiện để phát triển nhiều hơn tại các thị trường nước ngoài, trong đó có việc tăng cường kết nối với thị trường Hồng Kông. Năm 2019, Trung Quốc công bố sàn Star, điều này được coi như bước đột phá.

Nhật Đăng

Nhịp sống doanh nghiệp



Điện lực miền Trung đẩy mạnh chuyển đổi số

DNVN - Bà Lê Thị Phương Cẩm – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết, Tổng công ty đang tích cực triển khai Đề án hiện đại hóa công tác xây dựng phần mềm và áp ...

“Kịch bản” nào cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm?

Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên nhìn chung giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ duy trì ở mức cao.

‘Nhất định phải chính thức hóa ve chai, đồng nát’

Sự phức tạp của hệ thống xử lý chất thải khiến người đồng nát, ve chai trở thành lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

Phát động giải thưởng sáng tạo nội dung số

Giải thưởng VCA là giải thưởng được tổ chức thường niên do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) chủ trì chỉ đạo, giao cho Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA) điều hành tổ chức.

Coi đổi mới sáng tạo là DNA của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo không chỉ là những giải pháp đột phá trong vận hành, quản trị doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai, giúp đất nước sớm trở ...

Quỹ đầu tư kín tiếng được Hoa Kỳ tài trợ 50 triệu USD

Dù là một tên tuổi mới và khá kín tiếng trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, nhưng Beacon Fund lại được Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ lên tới 50 triệu USD, tập trung vào các ...

Doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nhiều thử thách

Từ đầu năm đến nay, xuất nhập khẩu liên tục gặp khó khăn và có sự suy giảm ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh.

Rộng cánh cửa cho thương mại điện tử B2B tại Việt Nam

Với định giá hơn 100 triệu USD của startup 5 năm tuổi là Telio trước khi được Granite Oak rót vốn cũng phần nào cho thấy cơ hội rộng mở với các startup TMĐT B2B tại Việt Nam.

Hiệu quả toàn diện và lâu dài khi đầu tư cho ngành giao thông vận tải của Việt Nam

Nhân dịp 2/9/2023 năm nay, cầu Thanh Trì 2, Hà Nội đã được khánh thành và thông xe phục vụ cho việc đi lại hai bên bờ sông Hồng. Sự kiện này cùng với hàng loạt các sự kiện khánh thành các ...