Doanh nghiệp tăng mức lương trung bình để thu hút lao động

Các doanh nghiệp đang nhanh chóng phục hồi sản xuất cũng như chọn giải pháp tăng mức lương trung bình từ 7-10% so với tháng trước dịch để thu hút người lao động.

239 views Link gốc

Việc Làm Tốt (thuộc Công ty Chợ Tốt) vừa công bố báo cáo về biến động thị trường lao động phổ thông trước tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 trong và xu hướng phục hồi trong giai đoạn hậu giãn cách. 

Theo đó, làn sóng Covid-19 bùng phát tại Việt Nam từ tháng 5/2021 với biến chủng Delta đã gây ra rất nhiều thiệt hại và hệ lụy cho đời sống kinh tế xã hội, làm xáo trộn hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động trong quý III/ 2021. 

Chỉ số GDP quý 3 năm 2021 giảm 6.17% so với cùng kỳ, 21.194 doanh nghiệp đóng cửa, 28.2 triệu lao động bị ảnh hưởng do mất việc, giãn việc, giảm lương. 

Sau khi kết thúc giãn cách xã hội, có ít nhất 1.3 triệu người đã rời các thành phố lớn để về quê tránh dịch, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp về nhân lực trong giai đoạn hậu giãn cách. 

.
Nhu cầu tìm việc đang phục hồi nhanh chóng.

Đánh giá về tác động của đại dịch lên nhu cầu tuyển dụng việc làm, bà Trần Minh Ngọc, Giám đốc nền tảng Việc Làm Tốt cho rằng, đại dịch không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế vì tổng thể năng lực kinh tế còn nguyên vẹn. 

Vượt qua tác động của dịch Covid-19, mức độ đầu tư FDI tại Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực, hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và lực lượng lao động không bị ảnh hưởng. 

“Ngay sau khi hết giãn cách, các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất. Theo thống kê của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt, số lượng việc làm đăng tuyển dụng trên trang tăng 3 lần, số lượng truy cập tìm việc tăng 10 lần so với thời gian áp dụng giãn cách”, bà Trần Minh Ngọc chia sẻ.

Theo thống kê từ đơn vị này, trong thời gian hậu giãn cách, tốc độ phục hồi tuyển dụng từ phía nhà tuyển dụng chậm hơn so với nhu cầu tìm việc của người lao động. 

Nguyên nhân đến từ việc nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã đóng cửa do gồng gánh hoạt động không có kết quả trong các tháng giãn cách hoặc nhà tuyển dụng ưu tiên liên hệ nhân sự cũ đã nghỉ trong thời gian giãn cách, hoặc thêm ca thêm công việc cho nhóm nhân sự hiện tại nên chưa có nhiều nhu cầu tuyển dụng mới. 

Đây cũng là thời điểm mà lực lượng lao động phổ thông sẽ có những sự chuyển đổi ngành nghề.

Đặc biệt là từ nhóm ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn quán ăn và bán hàng sang các nhóm ngành có tốc độ phục hồi nhanh như công nhân hoặc ngành ít chịu tác động bởi dịch Covid-19 như giao nhận vận tải hàng hoá bằng xe máy hoặc ô tô. 

.
Sự thay đổi của thị trường lao động phổ thông theo nhóm ngành nghề.

Sau giãn cách, mức lương trung bình của các công việc đăng tuyển cao hơn 7-10% so với tháng trước dịch. Giải thích cho thay đổi này, bà Trần Minh Ngọc cho biết, thị trường việc làm sau dịch vẫn còn cạnh tranh. 

Để nhanh chóng quay lại guồng sản xuất, nhà tuyển dụng sẵn sàng đưa ra mức lương cao hơn để thu hút ứng viên, đồng thời, mở rộng phạm vi công việc trên mỗi đầu nhân sự để giảm gánh nặng tuyển dụng và tối ưu hoá quỹ lương.

Theo khảo sát người dùng vào tháng 10/2021, chỉ có 58% người lao động đã về quê có dự định quay trở lại TP.HCM làm việc, 42% còn lại đều khẳng định sẽ không quay lại. 

Đây là dịp để người lao động đánh giá lại cơ hội nghề nghiệp ở quê nhà để có cơ hội ở gần gia đình và người thân, nhiều người sẽ thử kinh doanh tự do hoặc làm cho các Khu công nghiệp mới thành lập những năm gần đây. 

Tuy nhiên, sự phát triển về công nghiệp và dịch vụ vẫn tập trung nhiều ở một số Thành phố lớn, lượng công việc đang có sẵn ở nhiều địa phương dù đã tăng nhưng vẫn khó đáp ứng được hết lượng lao động gia tăng đột biến trong khu vực. 

Với khả năng không tìm được việc ở quê nhà, nhu cầu quay trở lại của người lao động dự đoán sẽ  tăng trở lại ngay sau Tết sau khi nhóm lao động này nghỉ ngơi một thời gian và thử việc tại địa phương. 



Hội chứng đáng báo động sau 'cơn bão' sa thải

Sự gắn kết, động lực và niềm tin của người lao động giảm mạnh trong khi tình trạng căng thẳng và kiệt sức gia tăng đáng báo động là một bài toán mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang phải ...

9 điều không nên làm chốn công sở

Hoạ từ miệng mà ra nên trước khi nói, bạn phải "uốn lưỡi 7 lần", đặc biệt là ở chốn văn phòng làm việc.

“Chia phe” trước quan điểm: Cật lực làm việc không màng nghỉ ngơi, sống vậy có đáng không?

Sống để làm hay làm để sống vẫn là chủ đề khiến nhiều người trăn trở.

Chính sách nhân sự trong giai đoạn “tiền đắt”

Khi thị trường trở nên khó khăn và nguồn vốn đầu tư không còn dễ dãi, các start-up buộc phải điều chỉnh lại chiến lược nhân sự để tồn tại và hoạt động hiệu quả.

Thương hiệu sản phẩm OCOP chưa được bảo vệ đúng mức

DNVN - Tại hội thảo "Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP" tại Đà Nẵng ngày 16/5, TS Nguyễn Thị Thu Hường (ĐH Thái Nguyên) nhấn mạnh việc xây dựng và ...

5 nguyên tắc làm trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên có nhiều thứ cần quan tâm hơn là chuyện đến văn phòng phải vui vẻ, bởi lẽ vui mà không hiệu quả thì niềm vui cũng sẽ nhanh qua.

Thời công ty công nghệ là “thiên đường phúc lợi" đã qua?

Cơn ác mộng sa thải và đóng băng tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn trên khắp thế giới.

Vừa ra trường đã thất nghiệp, người trẻ phải làm gì để vượt qua khủng hoảng?

Đây là 9 lời khuyên mà những bạn trẻ vừa bước vào thị trường lao động có thể tham khảo để tránh khỏi cảm giác khủng hoảng giữa làn sóng sa thải.

Lương thấp hơn nhưng vui vẻ

Một số người lựa chọn công việc với mức lương thấp hơn nhưng tinh thần lại thoải mái, bớt áp lực.