Doanh nghiệp quy mô nhỏ gia nhập thị trường tăng mạnh

DNVN - Theo Tổng cục Thống kê, dù số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay vượt 133 nghìn DN, nhưng số DN đăng ký thành lập mới chủ yếu là DN có quy mô nhỏ, chiếm gần 90% tổng số DN gia nhập thị trường.

139 views Link gốc
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và những nỗ lực của Chính phủ trong việc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tình hình đăng ký DN trong 7 tháng năm 2022 tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc.
Theo đó, số DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm nay đạt 133.700 doanh nghiệp, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, số DN đăng ký thành lập mới tập trung chủ yếu là DN có quy mô nhỏ (từ 0-10 tỷ đồng) với hơn 80.000 DN, chiếm 89,6% tổng số DN đăng ký thành lập mới, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê cho rằng, sự gia tăng số lượng các DN có quy mô vốn nhỏ, một phần để tránh và giảm thiểu mức rủi ro thiệt hại do những hệ lụy từ dịch COVID-19 và từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Mặt khác, việc huy động vốn vào thời điểm này là rất khó khăn.
 
7 tháng đầu năm 2022, hơn 80.000 DN quy mô nhỏ gia nhập thị trường, chiếm 89,6% tổng số DN đăng ký thành lập mới.
Với nền kinh tế có độ mở lớn, những tác động từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Các DN nước ta đang phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Trong đó, có thể kể đến khó khăn liên quan chuỗi cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất. Giá cả một số nguyên vật liệu, giá cước vận tải trên thị trường thế giới tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu nguyên vật liệu trong nước. Nguồn cung lao động bị ảnh hưởng nặng nề và có khả năng thiếu hụt tạm thời. DN cần có thời gian để phục hồi, kết nối các nguồn cung, cầu hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, thị trường trở lại.
Thêm vào đó là nguy cơ lưu thông hàng hóa bị hạn chế do giãn cách xã hội, đặc biệt luồng thương mại quốc tế bị thu hẹp khi dịch COVID-19 với biến thể mới đang tái bùng phát diện rộng trên toàn thế giới.
Do đó, để tạo điều kiện cho các DN, Chính phủ cần có giải pháp trọng tâm kiên định với mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nhưng không làm suy yếu các động lực tăng trưởng.
Đồng thời tập trung một số giải pháp trọng tâm để hỗ trợ cho cộng đồng DN nhằm đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường, không bị đứt gãy, gián đoạn. Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu.
Tiếp tục vận động người lao động quay lại làm việc góp phần vào quá trình phục hồi của kinh tế. Chính quyền các địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN về xây dựng chỗ ở cho người lao động khi họ quay lại làm việc, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn bị ngừng việc, mất việc, triển khai các túi an sinh xã hội.
Có các chính sách phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho DN vừa và nhỏ tiếp cận vốn, hỗ trợ DN tiếp cận gói hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất 2% của nhà nước.
Đặc biệt, cần triển khai nhanh các gói hỗ trợ DN và người lao động trong “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế” theo Nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ kịp thời và hiệu quả.


Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam

Ngày 20/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và ...

Doanh nghiệp Việt trước thách thức “xanh hóa” của EU

Việc xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức khi doanh nghiệp phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc mất gần 29 tỷ USD trong hai năm

Bà Dương Huệ Nghiên - Chủ tịch tập đoàn bất động sản Country Garden và là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, bị giảm tài sản nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trên thế giới trong ...

Thúc đẩy làn sóng đầu tư, đón "đại bàng" từ Mỹ vào Việt Nam

DNVN - Theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn, việc đẩy làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng Lãnh sự để “đại bàng” hạ cánh, ...

Start-up vẫn có thể “sống khỏe” dù nhà sáng lập rời đi

Việc nhà sáng lập rời khỏi start-up do mình gây dựng chưa chắc đã là “cái kết buồn”. Trong nhiều trường hợp, start-up vẫn tăng trưởng và phát triển tốt dù vắng bóng nhà sáng lập ban đầu.

Doanh nghiệp địa ốc cần điểm tựa để tái cấu trúc

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp ngành địa ốc phải tái cấu trúc. Song, điểm chung của các doanh nghiệp này là cần có điểm tựa để giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm bảo vệ thương hiệu khi sản phẩm bị làm giả, làm nhái

Sản phẩm bị làm giả, làm nhái là một trong những nỗi lo của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ. Vậy làm cách nào để tự bảo vệ mình và bảo vệ quyền lợi cho ...

6 lời khuyên kinh doanh hiệu quả từ Albert Einstein

Bài viết này dành cho các doanh nhân đang tìm kiếm sự khôn ngoan từ một cái tên thường gắn liền với thiên tài và sự đổi mới.

Đừng coi khách hàng là thượng đế, hãy coi họ là người thân của mình

Nhà sáng lập và điều hành thương hiệu Caramello Nguyễn Hương Giang nhấn mạnh: "Khi coi khách hàng là người thân, mặc định chúng ta sẽ biết cách làm những điều tốt nhất đối cho họ, với một ...