Doanh nghiệp nêu lý do chậm thanh toán trái phiếu

Phổ biến nhất là do tổ chức phát hành chưa thu xếp được nguồn thanh toán. Tuy nhiên, cũng có những lý do rất... bất ngờ như: lỗi kỹ thuật khi chuyển tiền, nhà đầu tư ở nước ngoài không thể thanh toán, không liên hệ được với khách hàng để mua lại...

141 views Link gốc

Cuối tháng 2 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố 54 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu. Trong số này có những doanh nghiệp từng huy động trái phiếu quy mô lớn như Công ty Đầu tư Quang Thuận, Công ty Sunny World, Tập đoàn Đầu tư An Đông, Bông Sen.

Phần lớn doanh nghiệp trong số này kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản như Novaland, Hải Phát, Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Nam Lan, Đầu tư LGD, Danh Khôi, Apec Land Huế.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chậm trả lãi, gốc trái phiếu kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng như BCG Energy, Điện gió Trung Nam Đak Lak 1, Điện mặt trời Trung Nam, Trung Nam Thuận Nam…

Lý do phổ biến nhất khiến doanh nghiệp chậm trả lãi và gốc là chưa thu xếp được nguồn thanh toán như trường hợp của NovaLand, bất động sản Gia Phú, bất động sản Cát Liên Hoa, Fuji Nutri Food…Tổ chức phát hành dẫn lý do kinh tế khó khăn, nguồn vốn tín dụng bị siết, thị trường bất động sản suy giảm....khiến doanh nghiệp không thể thu hồi được dòng tiền trả lãi, gốc như kế hoạch.

Hồi đáp lại thông tin của HNX, mới đây hàng loạt các doanh nghiệp được nêu tên đã đưa ra lý do khác dẫn đến việc chậm trả gốc lãi, trái phiếu.

Công ty Apec Land Huế cho biết tới ngày 21/2/2022, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi cho hầu hết nhà đầu tư (138/139 nhà đầu tư). Riêng chỉ có 1 nhà đầu tư đang ở nước ngoài công ty vẫn chưa thanh toán 300 triệu tiền gốc và 68,4 triệu đồng tiền lãi. Việc trả chậm này đến từ lý do khách quan phía nhà đầu tư đang ở nước ngoài, không phải lý do chủ quan từ phía công ty.

Công ty đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An thì cho biết, lô trái phiếu của mình đáo hạn vào ngày 23/10/2022. Tuy nhiên, ngày 23/10 không phải là ngày chủ nhật, không phải ngày làm việc nên theo các điều khoản và điều kiện trái phiếu, ngày đến hạn được xác định là ngày tiếp theo, tức ngày 24/10.

Tuy nhiên, một số lô trái phiếu vẫn bị chậm trả do lỗi kỹ thuật lúc chuyển tiền thanh toán. Đến ngày 26/10/2022, công ty mới thực hiện thanh toán toàn bộ gốc và lãi trái phiếu nêu trên.

Công ty Chứng khoán Tân Việt thì cho biết việc chậm trả do tài khoản thanh toán của công ty đang bị phong tỏa tại ngân hàng SCB với số tiền khoảng 1.613 tỷ đồng. Do đó TVSI chưa có nguồn chi trả cho chủ trái phiếu. Mặt khác, một lô trái phiếu của TVSI chưa thể thanh toán do đơn vị chưa liên hệ được với khách hàng nên chưa thực hiện được quyền mua lại.

Theo số liệu từ công ty phân tích FiinRatings, khó khăn thanh khoản sẽ tiếp diễn trong năm nay. Ước tính đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ có điểm rơi vào năm 2023 và 2024, lần lượt ở mức 157.970 và 341.270 tỷ đồng.

Về phát hành mới, tháng 1/2023 chỉ có duy nhất một lô trái phiếu riêng lẻ được phát hành. Đơn vị phát hành là CTCP Đầu tư Phan Vũ. Lô trái phiếu riêng lẻ với giá trị 110 tỷ đồng và lãi suất danh nghĩa 10,5%/năm cho kỳ hạn 5 năm. Trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phần hoặc đáo hạn và cuối kỳ ở năm thứ 5 và không có tài sản đảm bảo. Cũng theo hồ sơ phát hành, mục đích sử dụng vốn là nhằm tái cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành. Trái chủ mua duy nhất là doanh nghiệp Nhật Bản Asia Pile Holdings.

Như vậy, khối lượng trái phiếu riêng lẻ phát hành trong tháng 1 chỉ tương đương 2,1% so với tháng trước, và 0,5% so với cùng kỳ năm 2022. Mức suy giảm lớn về quy mô phát hành trái phiếu này được ghi nhận trong bối cảnh thị trường vẫn chưa thuận lợi cả về phía cung và phía cầu của thị trường.



Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), trong khuôn khổ Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng 2021 - 2025 do Bộ Công Thương ban hành năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tổ chức nghiên ...

Kiến nghị có cơ chế bảo hộ cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ

DNVN - Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, đáng chú ý là rủi ro về phòng vệ thương mại và phương ...

FPT mua công ty công nghệ 20 năm tuổi tại Mỹ

Thông qua thương vụ này, FPT kỳ vọng Cardinal Peak sẽ giúp FPT tăng gấp đôi doanh thu từ mảng dịch vụ kỹ thuật sản phẩm tại Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Cách doanh nhân Singapore chọn đối tác

Không bàn chuyện kinh doanh ngay trong lần đầu gặp mà làm bạn để thấu hiểu về nhau trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác chính là nguyên tắc thành công của các doanh nhân Singapore.

3 lĩnh vực công nghệ hút đầu tư vào Việt Nam

Dự báo các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ tài chính và công nghệ giáo dục.

Vietjet được vinh danh 'Thương hiệu mạnh – Tăng trưởng ấn tượng 2023'

Vietjet vừa được vinh danh trong Top 50 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times bình chọn.

Yeah1 trong 'tấm áo mới'

Yeah1 tuyên bố đã tái cấu trúc toàn diện các mảng kinh doanh, hướng tới mở rộng sang các lĩnh vực khác như: fintech, bán lẻ, game...

Coi đổi mới sáng tạo là DNA của doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo không chỉ là những giải pháp đột phá trong vận hành, quản trị doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai, giúp đất nước sớm trở ...

Đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

DNVN - Chủ trì hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc sáng 14/9 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta phải lắng nghe tiếng nói doanh ...